Hướng dẫn làm Căn cước điện tử trên VNeID mới nhất năm 2024?
Hướng dẫn làm Căn cước điện tử trên VNeID mới nhất năm 2024?
Theo Điều 28 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định căn cước điện tử được cấp cùng với việc cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 02 cho công dân Việt Nam.
Theo đó khoản 2 Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP hướng dẫn làm Căn cước điện tử trên VNeID như sau:
Bước 1: Đến cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục cấp tài khoản định danh mức độ 2
Công dân đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý thẻ Căn cước bất kỳ không phụ thuộc vào nơi cư trú để làm thủ tục.
Bước 2: Cung cấp thông tin để làm tài khoản định danh điện tử mức độ 2
- Công dân xuất trình thẻ Căn cước, thẻ Căn cước công dân còn hiệu lực và thực hiện thủ tục cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
- Công dân cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin trên Phiếu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử theo mẫu.
Thông tin đăng ký bao gồm: số điện thoại, địa chỉ hòm thư điện tử (email).
Công dân có thể cung cấp thêm các thông tin về người phụ thuộc cùng giấy tờ kèm theo (nếu công dân có nhu cầu tích hợp các thông tin này vào hồ sơ đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử).
Trường hợp công dân có nhu cầu đăng ký tích hợp các thông tin hiển thị trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia các loại giấy tờ như giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… thì mang thêm các loại giấy tờ gốc để đối chiếu.
- Cán bộ tiếp nhận nhập thông tin công dân cung cấp vào hệ thống định danh và xác thực điện tử để xác thực. Đồng thời xác thực ảnh khuôn mặt, vân tay của công dân đến làm thủ tục với Cơ sở dữ liệu căn cước.
- Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử tiến hành kiểm tra, xác thực thông tin công dân đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Bước 3: Nhận kết quả
Cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử sẽ thông báo kết quả đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 qua VNeID hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
Lưu ý:
Người dưới 14 tuổi và người được giám hộ, người được đại diện phải cùng người đại diện hoặc người giám hộ của mình đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi cấp thẻ Căn cước để làm thủ tục.
Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho công dân Việt Nam là người dưới 14 tuổi, người được giám hộ, người được đại diện đăng ký bằng số thuê bao di động chính chủ của người đại diện, người giám hộ.
Sau khi được cấp tài khoản định danh mức độ 2, Căn cước điện tử sẽ thể hiện dưới dạng một tính năng, tiện ích trên VNeID.
Nếu có nhu cầu, người được cấp Căn cước điện tử có thể yêu cầu khóa Căn cước điện tử trực tiếp tại Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý Căn cước nơi gần nhất hoặc thông qua Ứng dụng định danh quốc gia VNeID.
Hướng dẫn làm Căn cước điện tử trên VNeID mới nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Căn cước điện tử dùng để thực hiện thủ tục hành chính hay không?
Theo Điều 33 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
Điều 33. Giá trị sử dụng của căn cước điện tử
1. Căn cước điện tử có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào căn cước điện tử của người được cấp căn cước điện tử để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.
2. Trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công, thực hiện các giao dịch và hoạt động khác, nếu phát hiện có sự khác nhau giữa thông tin in trên thẻ căn cước hoặc thông tin lưu trữ trong bộ phận lưu trữ được mã hóa của thẻ căn cước với thông tin trong căn cước điện tử thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin trong căn cước điện tử.
Theo đó, căn cước điện tử có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào căn cước điện tử của người được cấp căn cước điện tử để thực hiện thủ tục hành chính.
Căn cước điện tử sẽ bị khóa khi nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 34 Luật Căn cước 2023 quy định khóa, mở khóa căn cước điện tử như sau:
Khóa, mở khóa căn cước điện tử
1. Căn cước điện tử bị khóa trong các trường hợp sau đây:
a) Khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa;
b) Khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
c) Khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước;
d) Khi người được cấp căn cước điện tử chết;
đ) Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.
2. Căn cước điện tử được mở khóa trong các trường hợp sau đây:
a) Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm a khoản 1 Điều này yêu cầu mở khóa;
b) Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã khắc phục những vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
c) Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được trả lại thẻ căn cước;
d) Khi cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này yêu cầu mở khóa.
...
Như vậy, căn cước điện tử bị khóa trong các trường hợp sau đây:
- Khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa;
- Khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
- Khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước;
- Khi người được cấp căn cước điện tử chết;
- Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Ngày 3 tháng 2 năm 2025 là ngày lễ gì? Ngày 3/2/2025 mùng mấy Tết?