Hòa giải viên thương mại nhận, đòi hỏi tiền, lợi ích khác ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận thì bị xử phạt như thế nào?
Hòa giải viên thương mại nhận, đòi hỏi tiền, lợi ích khác ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 30 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau
Điều 30. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của hòa giải viên thương mại
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cho các bên về thẩm quyền, thù lao và chi phí trước khi tiến hành hòa giải.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Tiết lộ thông tin về vụ việc, khách hàng mà mình biết được trong quá trình hoà giải, trừ trường hợp các bên tranh chấp đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
b) Nhận, đòi hỏi tiền, lợi ích khác ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận;
c) Hoạt động hòa giải thương mại mà không đủ tiêu chuẩn làm hòa giải viên thương mại;
d) Đồng thời đảm nhiệm vai trò đại diện hay tư vấn cho một trong các bên hoặc đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hoà giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy, hòa giải viên thương mại nhận, đòi hỏi tiền, lợi ích khác ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
Hòa giải viên thương mại nhận, đòi hỏi tiền, lợi ích khác ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Hòa giải viên thương mại có các quyền và nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định như sau:
[1] Hòa giải viên thương mại có các quyền sau đây:
- Chấp nhận hoặc từ chối thực hiện hoạt động hòa giải thương mại;
- Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến vụ tranh chấp, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
- Được hưởng thù lao từ việc thực hiện hoạt động hòa giải thương mại theo thỏa thuận với các bên tranh chấp;
- Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.
[2] Hòa giải viên thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
- Tuân thủ pháp luật, quy tắc đạo đức và ứng xử của hòa giải viên thương mại; độc lập, vô tư, khách quan, trung thực;
- Tôn trọng thỏa thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm pháp luật và không trái đạo đức xã hội;
- Bảo vệ bí mật thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
- Thông báo cho các bên về thẩm quyền, thù lao và chi phí trước khi tiến hành hòa giải;
- Không được đồng thời đảm nhiệm vai trò đại diện hay tư vấn cho một trong các bên, không được đồng thời là trọng tài viên đối với cùng vụ tranh chấp đang hoặc đã tiến hành hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và của pháp luật có liên quan.
Những hành vi nào bị cấm đối với hòa giải viên thương mại?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 10. Những hành vi bị cấm đối với hòa giải viên thương mại
1. Tiết lộ thông tin về vụ việc, khách hàng mà mình biết được trong quá trình hòa giải, trừ trường hợp được các bên tranh chấp đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Vi phạm quy tắc đạo đức hòa giải viên thương mại.
3. Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ các bên ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận.
4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, những hành vi bị cấm đối với hòa giải viên thương mại như sau:
[1] Tiết lộ thông tin về vụ việc, khách hàng mà mình biết được trong quá trình hòa giải, trừ trường hợp được các bên tranh chấp đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
[2] Vi phạm quy tắc đạo đức hòa giải viên thương mại.
[3] Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ các bên ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận.
[4] Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?