Trung tâm hòa giải thương mại bị thu hồi Giấy phép thành lập khi nào?
Trung tâm hòa giải thương mại bị thu hồi Giấy phép thành lập khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 30. Thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại, Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh Trung tâm hòa giải thương mại
1. Trung tâm hòa giải thương mại bị thu hồi Giấy phép thành lập trong các trường hợp sau đây:
a) Trung tâm hòa giải thương mại có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà tái phạm;
b) Trung tâm hòa giải thương mại không tiến hành bất kỳ hoạt động hòa giải thương mại nào trong vòng 05 năm liên tục kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;
c) Trung tâm hòa giải thương mại không đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập có hiệu lực, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
...
Như vậy, trung tâm hòa giải thương mại bị thu hồi Giấy phép thành lập khi rơi vào một trong các trường hợp sau:
- Trung tâm hòa giải thương mại có hành vi vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà tái phạm;
- Trung tâm hòa giải thương mại không tiến hành bất kỳ hoạt động hòa giải thương mại nào trong vòng 05 năm liên tục kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;
- Trung tâm hòa giải thương mại không đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập có hiệu lực, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Trung tâm hòa giải thương mại bị thu hồi Giấy phép thành lập khi nào? (Hình từ Internet)
Trung tâm hòa giải thương mại có tư cách pháp nhân không?
Tại Điều 19 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định về trung tâm hòa giải thương mại như sau:
Điều 19. Trung tâm hòa giải thương mại
1. Trung tâm hòa giải thương mại được thành lập theo quy định của Nghị định này, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
2. Trung tâm hòa giải thương mại hoạt động không vì mục đích lợi nhuận.
3. Trung tâm hòa giải thương mại được lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài.
4. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm hòa giải thương mại do điều lệ của Trung tâm quy định. Chủ tịch Trung tâm hòa giải thương mại là hòa giải viên thương mại.
Như vậy, Trung tâm hòa giải thương mại có tư cách pháp nhân và có con dấu và tài khoản riêng
Thủ tục thành lập Trung tâm hòa giải thương mại như thế nào?
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 22/2017/NĐ-CP thì thủ tục thành lập Trung tâm hòa giải thương mại như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Công dân Việt Nam có đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại muốn thành lập Trung tâm hòa giải thương mại gửi 01 bộ hồ sơ đến Bộ Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
- Danh sách sáng lập viên;
- Giấy tờ chứng minh sáng lập viên đủ tiêu chuẩn hòa giải viên thương mại;
- Dự thảo Quy tắc hòa giải của Trung tâm.
Nội dung của Quy tắc hòa giải của Trung tâm không được trái quy định của pháp luật.
Bước 2: Cấp Giấy phép thành lập cho Trung tâm hòa giải thương mại
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập cho Trung tâm hòa giải thương mại; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Thủ tục đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại như thế nào?
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 22/2017/NĐ-CP thì thủ tục đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại như sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định cấp Giấy phép thành lập của Trung tâm hòa giải thương mại có hiệu lực, Trung tâm gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Trung tâm đặt trụ sở.
Hết thời hạn này, nếu Trung tâm hòa giải thương mại không đăng ký hoạt động thì Giấy phép thành lập không còn giá trị, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Hồ sơ đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
- Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu Giấy phép thành lập Trung tâm;
- Giấy tờ chứng minh về trụ sở của Trung tâm.
Bước 2: Cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm hòa giải thương mại
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Trung tâm hòa giải thương mại; trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản. Sở Tư pháp gửi bản sao Giấy đăng ký hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại cho Bộ Tư pháp.
* Trung tâm hòa giải thương mại được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Trung tâm hòa giải thương mại được sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động, Trung tâm hòa giải thương mại phải đăng báo hằng ngày của Trung ương hoặc báo địa phương nơi đăng ký hoạt động trong ba số liên tiếp về những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở của Trung tâm hòa giải thương mại;
- Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại;
- Số Giấy đăng ký hoạt động, cơ quan cấp, ngày, tháng, năm cấp;
- Thời điểm bắt đầu hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?