Văn bản chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán bị thu hồi khi nào?
- Trường hợp nào thì doanh nghiệp bị thu hồi văn bản chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán?
- Thời hạn hiệu lực của văn bản chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán là bao lâu?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng gồm những gì?
Trường hợp nào thì doanh nghiệp bị thu hồi văn bản chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định 52/2024/NĐ-CP doanh nghiệp sẽ bị thu hồi văn bản chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán trong các trường hợp sau:
- Doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật
- Doanh nghiệp có đơn đề nghị thu hồi văn bản chấp thuận do chấm dứt hoạt động
- Khi có quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền
- Doanh nghiệp vi phạm hành vi bị cấm
- Doanh nghiệp không khắc phục được các điều kiện cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng
- Doanh nghiệp hoạt động không đúng nội dung chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước
- Doanh nghiệp không thực hiện hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng trong thời gian 6 tháng.
Văn bản chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán bị thu hồi khi nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn hiệu lực của văn bản chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 20. Hồ sơ, quy trình, thủ tục chấp thuận bằng văn bản, thu hồi văn bản hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích
....
3. Thời hạn hiệu lực của văn bản chấp thuận là 10 năm tính từ ngày ký văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp gia hạn hiệu lực của văn bản chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng, trong thời hạn tối thiểu 60 ngày trước khi văn bản chấp thuận hết thời hạn, doanh nghiệp đề nghị gửi 03 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận gia hạn văn bản gồm: đơn đề nghị cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này; báo cáo tình hình thực hiện hoạt động theo văn bản chấp thuận kể từ ngày được chấp thuận đến ngày nộp đơn đề nghị và bản sao văn bản chấp thuận đang có hiệu lực tới Ngân hàng Nhà nước.
Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị gia hạn văn bản chấp thuận của doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét và gia hạn văn bản hoặc có văn bản thông báo từ chối trong đó nêu rõ lý do.
Thời hạn gia hạn văn bản chấp thuận là 10 năm tính từ ngày doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước gia hạn văn bản.
Như vậy thời hạn hiệu lực của văn bản chấp thuận hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán là 10 năm và có thể gia hạn thêm 10 năm.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 52/2024/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị chấp thuận cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng gồm:
- Đơn đề nghị cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 52/2024/NĐ-CP;
- Nghị quyết của Hội đồng thành viên, văn bản của người đại diện có thẩm quyền của chủ sở hữu phù hợp với thẩm quyền quy định tại Điều lệ công ty về việc thông qua Bản thuyết minh điều kiện cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng;
- Bản thuyết minh các điều kiện cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng theo quy định tại Điều 19 Nghị định 52/2024/NĐ-CP;
- Hồ sơ về nhân sự: Sơ yếu lý lịch, bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu các văn bằng chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của những người đại diện theo pháp luật, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Người phụ trách và các cán bộ chủ chốt thực hiện cung ứng dịch vụ này;
- Giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, Điều lệ công ty (bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?
- Link truy cập Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành năm 2024?
- Mẫu Báo cáo thành tích lao động tiên tiến 2024 cập nhật mới nhất?
- Cách nhận biết hiệu lệnh bằng còi của CSGT từ 1/1/2025 để thực hiện đúng?