Tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng của tiếp viên hàng không mới nhất?

Tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng của tiếp viên hàng không mới nhất? Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với tiếp viên hàng không?

Tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng của tiếp viên hàng không mới nhất?

Tại Điều 2 Thông tư liên tịch 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên hàng không như sau:

Điều 2. Phân nhóm tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên hàng không
....
2. Nhóm 2 quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với các đối tượng sau:
a) Tiếp viên hàng không;
b) Người lái tàu bay tư nhân;
c) Người thực hiện nhiệm vụ cơ giới trên không;
d) Người dẫn đường trên không;
đ) Người điều khiển tàu lượn;
e) Người điều khiển khinh khí cầu;
g) Người dự tuyển vào học để thực hiện một trong các công việc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e Khoản 2 Điều này.

Tại Mục A tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT quy định như sau:

Như vậy, tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng của tiếp viên hàng không là:

- Nam phải có chiều cao từ 1,62 m trở lên, cân nặng từ 52 kg trở lên

- Nữ cần phải có chiều cao từ 1,58 m trở lên, cân nặng trên 45 kg.

Tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng của tiếp viên hàng không mới nhất?

Tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng của tiếp viên hàng không mới nhất? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với tiếp viên hàng không?

Tại Điều 5 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT có quy định về xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không như sau:

Điều 5. Xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không
1. Người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không có hành vi vi phạm kỷ luật lao động đặc thù.
2. Nhân viên hàng không bị tạm đình chỉ ngay công việc trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm các quy định, nội quy lao động gây sự cố, tai nạn, uy hiếp an toàn, an ninh hàng không;
b) Bị điều tra, khởi tố trong các vụ án hình sự;
c) Tự ý bỏ vị trí làm việc;
d) Uống rượu, bia trong giờ làm việc hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở trong khi thực hiện nhiệm vụ;
đ) Trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân;
e) Lợi dụng vị trí làm việc để buôn lậu, vận chuyển trái phép người, tài sản, hàng hóa;
g) Sử dụng hoặc có kết quả dương tính đối với các chất ma túy hoặc chất kích thích không được phép sử dụng khác theo quy định;
h) Đánh bạc, gây rối, làm mất an ninh, trật tự tại nơi làm việc.
3. Việc tạm đình chỉ ngay được người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền thực hiện bằng lời nói tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm nêu tại khoản 2 Điều này. Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi tạm đình chỉ bằng lời nói, người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền phải ban hành quyết định tạm đình chỉ, trong đó xác định rõ thời hạn tạm đình chỉ. Thời hạn tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động và được tính kể từ thời điểm thực hiện bằng lời nói.

Như vậy, nếu tiếp viên hàng không có hành vi vi phạm kỷ luật lao động đặc thù thì người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền sẽ có thẩm quyền xử lý kỷ luật.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì khi tiếp viên hàng không bị kỷ luật lao động đặc thù?

Tại Điều 7 Thông tư 23/2023/TT-BGTVT có quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

Điều 7. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Thực hiện chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không theo quy định tại Thông tư này.
2. Báo cáo Cục Hàng không Việt Nam bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử khi có nhân viên hàng không vi phạm kỷ luật lao động đặc thù, đồng thời thông báo cho Cảng vụ hàng không trong trường hợp hành vi vi phạm xảy ra tại cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ hàng không.
3. Tổng hợp, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam tình hình thực hiện chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không, chi tiết báo cáo như sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo tình hình thực hiện chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: tình hình thực hiện chế độ lao động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không;
...

Như vậy, khi tiếp viên hàng không bị kỷ luật lao động đặc thù thì người sử dụng lao động có trách nhiệm báo cáo cho Cục Hàng không Việt Nam bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.

Đồng thời thông báo cho Cảng vụ hàng không trong trường hợp hành vi vi phạm xảy ra tại cảng hàng không, sân bay thuộc phạm vi quản lý của Cảng vụ hàng không.

Tiếp viên hàng không
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiếp viên hàng không
Hỏi đáp Pháp luật
Tiêu chuẩn chiều cao và cân nặng của tiếp viên hàng không mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Nữ tiếp viên hàng không phải cao bao nhiêu? Bị bệnh nào về tai mũi họng thì không đủ điều kiện trở thành tiếp viên hàng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiếp viên hàng không vận chuyển trái phép hàng hóa có bị cấm hành nghề hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiếp viên hàng không phạm tội được xóa án tích có được tuyển dụng trở lại làm việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/9/2023, nhân viên hàng không buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy sẽ được trở lại làm việc sau 05 năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiếp viên hàng không
Lương Thị Tâm Như
285 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiếp viên hàng không
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào