Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về phòng chống tham nhũng năm 2024 tỉnh Hậu Giang?

Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về phòng chống tham nhũng năm 2024 tỉnh Hậu Giang? Các hành vi nào là hành vi tham nhũng?

Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về phòng chống tham nhũng năm 2024 tỉnh Hậu Giang?

Tỉnh Hậu Giang tổ chức cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về phòng chống tham nhũng năm 2024. Tải về

Cuộc thi bắt đầu từ lúc 8h00 ngày 15/6/2024 đến 17h00 ngày 15/7/2024. Dưới đây là đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về phòng chống tham nhũng năm 2024 tỉnh Hậu Giang:

Dưới đây là đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về phòng chống tham nhũng năm 2024 tỉnh Hậu Giang tham khảo:

Câu 1: Thanh toán không dùng tiền mặt bắt buộc đối với các khoản thu, chi: Các khoản chi lương, thưởng và các khoản chi khác có tính chất thường xuyên.

Câu 2: Cán bộ, công chức; sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập.

Câu 3: Vụ lợi là: Người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

Câu 4: Có 3 phương thức kê khai tài sản, thu nhập

Câu 5: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải là hành vi tham nhũng

Câu 6: Có 3 hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước

Câu 7: Tham nhũng là: hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Câu 8: Người phạm tội nhận hối lộ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

- Có tổ chức.

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn.

- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Câu 9: Tài sản, thu nhập phải kê khai: Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng; kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá trị và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên; tài sản, tài khoản ở nước ngoài.

Câu 10: Kê khai tài sản, thu nhập bổ sung được thực hiện khi: Người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên.

Câu 11: Hành vi được xác định là hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước:

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi.

Câu 12: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác mà không báo cáo với người đứng đầu thì bị xử lý: Khiển trách, cảnh cáo.

Câu 13: Cán bộ, công chức, viên chức phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình thì phải: Báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; trường hợp người đứng đầu có liên quan đến hành vi tham nhũng thì báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ.

Câu 14: Người đưa hối lộ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp:

- Có tổ chức.

- Dùng thủ đoạn xảo quyệt.

- Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ.

Câu 15: Người có chức vụ, quyền hạn không được nhận quà tặng của tổ chức, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình.

Câu 16: Tài sản tham nhũng được xử lý: Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.

Câu 17: Người đưa hối lộ không có tội trong trường hợp: Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác.

Câu 18: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí người làm kế toán là: Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình.

Câu 19: Hình thức kỷ luật đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu là cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức.

Câu 20: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được từ chối yêu cầu giải trình trong trường hợp:

- Không đủ điều kiện tiếp nhận yêu cầu giải trình theo quy định của pháp luật.

- Người yêu cầu giải trình đang trong tình trạng không làm chủ được hành vi do dùng chất kích thích.

- Người được ủy quyền, người đại diện không có giấy tờ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về phòng chống tham nhũng năm 2024 tỉnh Hậu Giang?

Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về phòng chống tham nhũng năm 2024 tỉnh Hậu Giang? (Hình từ Internet)

Các hành vi nào là hành vi tham nhũng?

Căn cứ Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định các hành vi tham nhũng, bao gồm:

[1] Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

- Tham ô tài sản

- Nhận hối lộ

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi

- Nhũng nhiễu vì vụ lợi

- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi

[2] Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

- Tham ô tài sản

- Nhận hối lộ

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi

Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi nào?

Căn cứ Điều 41 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định căn cứ xác minh tài sản, thu nhập:

Điều 41. Căn cứ xác minh tài sản, thu nhập
1. Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực;
b) Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc;
c) Có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo;
d) Thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn ngẫu nhiên;
đ) Có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Điều 42 của Luật này.
2. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí lựa chọn người có nghĩa vụ kê khai được xác minh và việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm của Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.

Theo quy định trên, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có một trong các căn cứ sau:

- Có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực

- Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc

- Có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý

- Thuộc trường hợp xác minh theo kế hoạch xác minh tài sản, thu nhập hằng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai được lựa chọn ngẫu nhiên

- Có yêu cầu hoặc kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Vùng nuôi chim yến do ai quyết định? Cơ sở nuôi chim yến được dẫn dụ chim yến để sử dụng vào mục đích nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm hôm nay 2024 - âm lịch hôm nay - xem lịch âm, dương 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 7 có ngày lễ gì? Người lao động có được nghỉ lễ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 2 tháng 7 hằng năm là ngày gì? Ngày 2 tháng 7 năm 2024 là ngày mấy âm? Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh đối tượng 3 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài thu hoạch kiến thức quốc phòng an ninh cho đối tượng 5 năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch Dương Tháng 7 2024 chi tiết? Tháng 7 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 1 tháng 7 là ngày gì? 01/7/2024 là ngày bao nhiêu âm? Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của người lao động là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật về phòng chống tham nhũng năm 2024 tỉnh Hậu Giang?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Phan Vũ Hiền Mai
777 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào