Phân biệt hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép và hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài?

Phân biệt hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép và hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài?

Phân biệt hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép và hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài?

Căn cứ khoản 2.1 Điều 2 Công văn 1557/VKSTC-V1 năm 2021 quy định hướng dẫn phân biệt hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép và hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài như sau:


Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép

Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài

Căn cứ pháp lý

Điều 348 Bộ luật Hình sự 2015

Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015

Phạm tội

Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép

Tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép

Mục đích

Vì động cơ vụ lợi mà tổ chức, môi giới cho người khác từ Việt Nam ra nước ngoài trái phép chỉ với mục đích đưa người khác qua biên giới.

Tổ chức, môi giới cho người khác ra khỏi lãnh thổ Việt Nam với mục đích để người đó trốn ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.

Nhằm trốn tránh pháp luật Việt Nam (trốn truy nã, trốn nợ,...) hoặc để lao động, cư trú trái phép ở nước ngoài...; người phạm tội thường thực hiện một chuỗi hành vi, như: Thỏa thuận với khách (chi phí, thời gian, địa điểm đi, đến, phương tiện, thủ đoạn trốn,...).

Ví dụ

Ví dụ: A được trả tiền để dẫn 03 người qua đường mòn khu vực biên giới Việt Nam sang Trung Quốc.

Ví dụ 1: A biết B đang bị cấm xuất cảnh, đã thuê người dẫn B qua đường mòn, lối mở để trốn sang Trung Quốc.

Ví dụ 2: C có mục đích đưa D đi Hàn Quốc để lao động bất hợp pháp nên đã làm thủ tục (thành lập Công ty, làm hồ sơ để D là nhân viên của Công ty, làm Visa cho D,...) để D đi Hàn Quốc và ở lại lao động bất hợp pháp.

Phân biệt hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép và hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài?

Phân biệt hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép và hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài? (Hình từ Internet)

Hình phạt đối với hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 348 Bộ luật Hình sự 2015 quy định hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép với mức phạt như sau:

(1) Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Đối với từ 05 người đến 10 người;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Tái phạm nguy hiểm.

(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

- Đối với 11 người trở lên;

- Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

- Làm chết người.

(4) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Hình phạt đối với hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 349 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người có hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép với hình phạt như sau:

(1) Người nào tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 120 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Đối với từ 05 người đến 10 người;

- Có tính chất chuyên nghiệp;

- Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

- Tái phạm nguy hiểm.

(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

- Đối với 11 người trở lên;

- Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;

- Làm chết người.

(4) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Xuất nhập cảnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xuất nhập cảnh
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm vi, khu vực kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu cảng bao gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 59/2024/TT-BCA sửa đổi quy định về việc kiểm soát xuất nhập cảnh đối với công dân Việt Nam tại cửa khẩu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được làm hộ chiếu lần đầu tại Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an?
Hỏi đáp Pháp luật
Người xuất nhập cảnh có hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi nhưng không vượt định mức miễn thuế thì có cần khai hải quan không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục cấp lại giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép xuất nhập cảnh mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép và hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành lý của người xuất nhập cảnh được miễn thuế khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép xuất nhập cảnh cho người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam bị mất có được cấp lại không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xuất nhập cảnh
Tạ Thị Thanh Thảo
1,701 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào