Tên gọi của thẻ căn cước qua các thời kỳ cụ thể ra sao?
Tên gọi của thẻ căn cước qua các thời kỳ cụ thể ra sao?
Tính đến năm 2024, tên gọi của thẻ căn cước qua các thời kỳ cụ thể như sau:
[1] Vào năm 1957
Năm 1957, để đáp ứng nguyện vọng muốn có giấy chứng thực căn cước, tiện dùng trong giao dịch hàng ngày, Chính phủ ban hành Nghị định 577-TTg năm 1957 quy định về Đặt giấy chứng minh và quy định thể lệ cấp phát giấy chứng minh.
Theo đó, tại Điều 2 Nghị định 577-TTg năm 1957 (hiện đã hết hiệu lực), Giấy chứng minh sẽ cấp cho tất cả mọi người dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên. Cán bộ, nhân viên, công nhân của Chính phủ cũng được cấp giấy chứng minh. Quân nhân tại ngũ có giấy chứng minh riêng của quân đội.
Những người bị bệnh điên không được cấp giấy chứng minh.
Lưu ý: Giấy chứng minh có giá trị trong thời hạn là năm năm. Hết hạn thì phải xin cấp giấy khác.
Năm 1964, bổ sung thêm “Giấy chứng nhận căn cước” cho những người từ 14 đến 17 bên cạnh Giấy chứng minh.
[2] Vào năm 1976
Năm 1976, sau khi thống nhất đất nước, Giấy chứng minh nhân dân được sử dụng thống nhất trong cả nước
Chính phủ ban hành Quyết định số 143-CP năm 1976 (hiện đã hết hiệu lực) Cấp giấy căn cước cho tất cả công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bắt đầu từ tuổi 15 trở lên, thay vì 18 tuổi như trước, cụ thể:
Điều 1. – Cấp giấy căn cước cho tất cả mọi công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt-nam bắt đầu từ tuổi 15 trở lên hiện đang sinh sống trên toàn lãnh thổ Việt-nam.
Giấy Chứng minh thư thời điểm này được cấp mới thống nhất tên gọi, quốc hiệu thay thế cho các loại giấy tờ tùy thân đã được cấp phát và sử dụng trước đó ở miền Bắc và chế độ cũ ở miền Nam.
[3] Vào năm 1999
Từ năm 1999, Giấy chứng minh nhân dân được thay thế bằng Chứng minh nhân dân tại Điều 3 Nghị định 05/1999/NĐ-CP có nêu rõ:
Điều 3. Đối tượng được cấp Chứng minh nhân dân
1. Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là công dân) có nghĩa vụ đến cơ quan công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp Chứng minh nhân dân theo quy định của Nghị định này.
2. Mỗi công dân chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân và có một số chứng minh nhân dân riêng
[4] Vào năm 2012
Năm 2012, Bộ Công an áp dụng cấp Chứng minh nhân dân theo công nghệ mới, kích thước nhỏ gọn, khó làm giả
Đây là năm đầu tiên Chứng minh nhân dân có 12 chữ số (thay vì 9 số như mẫu cũ), ảnh của công dân lần đầu được in trực tiếp trên thẻ, có mã vạch 2 chiều. Cụ thể tại Điều 4 Thông tư 27/2012/TT-BCA (hiện đã hết hiệu lực) có nêu:
Điều 4. Số và thời hạn sử dụng của Chứng minh nhân dân
1. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một Chứng minh nhân dân và có một số Chứng minh nhân dân riêng. Số Chứng minh nhân dân gồm 12 chữ số tự nhiên, do Bộ Công an cấp và quản lý thống nhất trên toàn quốc. Trường hợp đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân thì số ghi trên Chứng minh nhân dân được đổi, cấp lại vẫn giữ đúng theo số ghi trên Chứng minh nhân dân đã cấp lần đầu.
2. Thời hạn sử dụng Chứng minh nhân dân là 15 năm, kể từ ngày cấp, đổi, cấp lại.
[5] Vào năm 2016
Đến năm 2016, theo Luật Căn cước công dân 2014, Bộ Công an lần đầu cấp thẻ Căn cước công dân thay cho Chứng minh nhân dân
Thẻ Căn cước công dân được sử dụng công nghệ in trên vật liệu nhựa cứng, có lớp tem chống làm giả và trên thẻ được in mã số định danh cá nhân 12 số
[6] Vào năm 2021
Từ ngày 01/01/2021, thẻ Căn cước công dân gắn chip chính thức ra đời có kích thước, hình dáng được giữ nguyên so với thẻ mã vạch
Mặt trước thẻ Căn cước công dân vẫn giữ nguyên các thông tin gồm: họ tên, quê quán, nơi thường trú và bổ sung thêm biểu tượng chip, mã QR, tiếng Anh bên cạnh tiếng Việt được quy định cụ thể tại Thông tư 06/2021/TT-BCA.
[7] Năm 2024
Theo Điều 46 Luật Căn cước 2023 (có hiệu lực từ 1/7/2024) quy định như sau:
Điều 46. Quy định chuyển tiếp
1. Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.
2. Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.
3. Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15 tháng 01 năm 2024 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.
Theo đó, từ ngày 1/1/2025, chứng minh nhân dân sẽ bị sẽ 'khai tử'. Luật Căn cước chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2024 và sẽ chính thức đổi tên thẻ căn cước công dân thành thẻ căn cước.
Tên gọi của thẻ căn cước qua các thời kỳ cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Từ 1/7/2024, thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2024 quy định về thu hồi, giữ thẻ căn cước như sau:
Điều 29. Thu hồi, giữ thẻ căn cước
1. Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
a) Công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, được thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
b) Thẻ căn cước cấp sai quy định;
c) Thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa.
...
Như vậy, từ 1/7/2024, thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp sau đây:
- Công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, được thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
- Thẻ căn cước cấp sai quy định;
- Thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa.
Từ 1/7/2024, được tích hợp giấy tờ vào Thẻ Căn cước khi nào?
Căn cứ Điều 22 Luật Căn cước 2023 quy định về việc tích hợp thông tin vào thẻ căn cước và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp như sau:
Điều 22. Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp
....
3. Việc sử dụng thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.
4. Người dân đề nghị tích hợp thông tin vào thẻ căn cước khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
...
Theo đó, người dân được tích hợp giấy tờ vào Thẻ Căn cước khi có nhu cầu đề nghị tích hợp thông tin hoặc khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?