Các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo? Không tuân thủ biển báo nguy hiểm bị phạt bao nhiêu?
Các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo?
Căn cứ Điều 32 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định các biển báo nguy hiểm và cảnh báo như sau:
- Biển số W.201: Chỗ ngoặt nguy hiểm
- Biển số W.201: Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe
- Biển số W.202: Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp
- Biển số W.203: Đường bị thu hẹp
- Biển số W.204: Đường hai chiều
- Biển số W.205: Đường giao nhau
- Biển số W.206: Giao nhau chạy theo vòng xuyến
- Biển số W.207: Giao nhau với đường không ưu tiên (đường nhánh)
- Biển số W.208: Giao nhau với đường ưu tiên (đường chính)
- Biển số W.209: Giao nhau có tín hiệu đèn
- Biển số W.210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn
- Biển số W.211a: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn
- Biển số W.211b: Giao nhau với đường tàu điện
- Biển số W.212: Cầu hẹp
- Biển số W.213: Cầu tạm
- Biển số W.214: Cầu quay - Cầu cất
- Biển số W.215a: Kè, vực sâu phía trước
- Biển số W.215: Kè, vực sâu bên đường phía bên phải; Kè, vực sâu bên đường phía bên trái
- Biển số W.216a: Đường ngầm
- Biển số W.216b: Đường ngầm có nguy cơ lũ quét
- Biển số W.217: Bến phà
- Biển số W.218: Cửa chui
- Biển số W.219: Dốc xuống nguy hiểm
- Biển số W.220: Dốc lên nguy hiểm
- Biển số W.221a: Đường lồi lõm
- Biển số W.221b: Đường có gồ giảm tốc
- Biển số W.222a: Đường trơn
- Biển số W.222b: Lề đường nguy hiểm
- Biển số W.223: Vách núi nguy hiểm
- Biển số W.224: Đường người đi bộ cắt ngang;
- Biển số W.225: Trẻ em
- Biển số W.226: Đường người đi xe đạp cắt ngang
- Biển số W.227: Công trường
- Biển số W.228: Đá lở
- Biển số W.228c: Sỏi đá bắn lên
- Biển số W.228d: Nền đường yếu
- Biển số W.229: Dải máy bay lên xuống
- Biển số W.230: Gia súc
- Biển số W.231: Thú rừng vượt qua đường
- Biển số W.232: Gió ngang
- Biển số W.233: Nguy hiểm khác
- Biển số W.234: Giao nhau với đường hai chiều;
- Biển số W.235: Đường đôi
- Biển số W.236: Kết thúc đường đôi
- Biển số W.237: Cầu vồng
- Biển số W.238: Đường cao tốc phía trước
- Biển số W.239a: Đường cáp điện ở phía trên
- Biển số W.239b: Chiều cao tĩnh không thực tế
- Biển số W.240: Đường hầm
- Biển số W.241: Ùn tắc giao thông
- Biển số W.242: Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ
- Biển số W.243: Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ
- Biển số W.244: Đoạn đường hay xảy ra tai nạn
- Biển số W.245: Đi chậm
- Biển số W.246: Chú ý chướng ngại vật
- Biển số W.247: Chú ý xe đỗ
Các loại biển báo nguy hiểm và cảnh báo? Không tuân thủ biển báo nguy hiểm bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Người điều khiển xe ô tô không tuân thủ biển báo nguy hiểm bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm a khoản 1; điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a, điểm i khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm k, điểm l, điểm o, điểm r, điểm s khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm I khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i khoản 5; điểm a khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này;
...
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;
...
Theo đó, người điều khiển xe ô tô không tuân thủ biển báo nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn.
Người điều khiển xe máy không tuân thủ biển báo nguy hiểm bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm a khoản 1; điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm e khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 2; điểm a, điểm d, điểm g, điểm i, điểm m khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 4; khoản 5; điểm b khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm d khoản 8 Điều này;
...
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
...
Như vậy, người điều khiển xe máy không tuân thủ biển báo nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?
- Người giữ chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã bị đình chỉ công tác có được tính hưởng phụ cấp thâm niên không?
- Cá nhân là thành viên hợp tác xã được phân phối lợi nhuận thì tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
- Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục bao gồm gì?
- Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?