Biển cấm ô tô tải có cấm máy kéo không? Hiện nay có những biển báo cấm có mã cấm và hết cấm nào?
Biển cấm ô tô tải có cấm máy kéo không?
Tại Phụ lục B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT có quy định 4 biển cấm ô tô tải như sau:
B.6 Biển số P.106 (a,b) "Cấm xae ô tô tải" và Biển số P.106c "Cấm các xe chở hàng nguy hiểm”
a) Để báo đường cấm các loại xe ô tô tải trừ các xe được ưu tiên theo quy định, đặt biển số P.106a "Cấm xe ô tô tải". Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển số P.106a.
b) Để báo đường cấm các loại xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn một giá trị nhất định, đặt biển số P.106b. Biển có hiệu lực cấm các xe ô tô tải có khối lượng chuyên chở (xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn giá trị chữ số ghi trong biển (chữ số tấn ghi bằng màu trắng trên hình vẽ xe). Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và các xe máy chuyên dùng đi vào đoạn đường đặt biển.
c) Để báo đường cấm các xe chở hàng nguy hiểm, đặt biển số P.106c.
a) Biển số P.106a b) Biển số P.106b c) Biển số P.106c
Hình B.6 - Biển số P.106
B.7 Biển số P.107 "Cấm xe ôtô khách và xe ô tô tải"
Để báo đường cấm xe ô tô chở khách và các loại xe ô tô tải kể cả các loại máy kéo và xe máy chuyên dùng đi qua trừ các xe được ưu tiên theo quy định, đặt biển số P.107 "Cấm xe ô tô khách và xe ô tô tải".
Như vậy, biển cấm ô tô tải sẽ có hiệu lực cấm cả đổi với máy kéo.
Biển cấm ô tô tải có cấm máy kéo không? Hiện nay có những biển báo cấm có mã cấm và hết cấm nào? (Hình từ Internet)
Hiện nay có những biển báo cấm có mã cấm và hết cấm nào?
Tại Điều 26 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT có quy định về biển báo cấm bao gồm:
- Biển số P.101: Đường cấm; - Biển số P.102: Cấm đi ngược chiều; - Biển số P.103a: Cấm xe ô tô; - Biển số P.103 (b,c): Cấm xe ô tô rẽ trái; Cấm xe ôtô rẽ phải; - Biển số P.104: Cấm xe máy; - Biển số P.105: Cấm xe ô tô và xe máy; - Biển số P.106 (a,b): Cấm xe ô tô tải; - Biển số P.106c: Cấm các xe chở hàng nguy hiểm; - Biển số P.107: Cấm xe ô tô khách và xe ô tô tải; - Biển số P.107a: Cấm xe ô tô khách; - Biển số P.107b: Cấm xe ô tô taxi; - Biển số P.108: Cấm xe kéo rơ-moóc; - Biển số P.108a: Cấm xe sơ-mi rơ-moóc; - Biển số P.109: Cấm máy kéo; - Biển số P.110a: Cấm xe đạp; - Biển số P.110b: Cấm xe đạp thồ; - Biển số P.111a: Cấm xe gắn máy; - Biển số P.111 (b) hoặc (c): Cấm xe ba bánh loại có động cơ (xe lam, xích lô máy); - Biển số P.111d: Cấm xe ba bánh loại không có động cơ (xích lô); - Biển số P.112: Cấm người đi bộ; - Biển số P.113: Cấm xe người kéo, đẩy; - Biển số P.114: Cấm xe súc vật kéo; - Biển số P.115: Hạn chế trọng tải toàn bộ xe cho phép; - Biển số P.116: Hạn chế tải trọng trục xe (trục đơn); - Biển số P.117: Hạn chế chiều cao; - Biển số P.118: Hạn chế chiều ngang xe; - Biển số P.119: Hạn chế chiều dài xe; - Biển số P.120: Hạn chế chiều dài xe cơ giới kéo theo rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ moóc; - Biển số P.121: Cự ly tối thiểu giữa hai xe; - Biển số P.123 (a,b): Cấm rẽ trái; Cấm rẽ phải; - Biển số P.124 (a,b): Cấm quay đầu xe; Cấm ô tô quay đầu xe; - Biển số P.124 (c,d): Cấm rẽ trái và quay đầu xe; Cấm rẽ phải và quay đầu xe; - Biển số P.124(e,f): Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe; Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe; - Biển số P.125: Cấm vượt; - Biển số P.126: Cấm xe ô tô tải vượt; - Biển số P.127: Tốc độ tối đa cho phép; - Biển số P.127a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm; - Biển số P.127b: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường; - Biển số P.127c: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép theo phương tiện, trên từng làn đường; - Biển số DP.127: Biển hết tốc độ tối đa cho phép trên biển ghép; - Biển số P.128: Cấm sử dụng còi; - Biển số P.129: Kiểm tra; - Biển số P.130: Cấm dừng xe và đỗ xe; - Biển số P.131 (a,b,c): Cấm đỗ xe; - Biển số P.132: Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp; - Biển số DP.133: Hết cấm vượt; - Biển số DP.134: Hết tốc độ tối đa cho phép; - Biển số DP.135: Hết tất cả các lệnh cấm; - Biển số P.136: Cấm đi thẳng; - Biển số P.137: Cấm rẽ trái, rẽ phải; - Biển số P.138: Cấm đi thẳng, rẽ trái; - Biển số P.139: Cấm đi thẳng, rẽ phải; - Biển số P.140: Cấm xe công nông và các loại xe tương tự. |
Một biển báo cấm được kết hợp bao nhiêu loại phương tiện?
Tại Điều 28 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT có quy định biển báo cấm nhiều loại phương tiện, đối tượng như sau:
Biển báo cấm nhiều loại phương tiện, đối tượng
Để báo đường cấm nhiều loại phương tiện, đối tượng có thể kết hợp đặt các ký hiệu bị cấm trên một biển theo quy định như sau:
28.1. Các loại phương tiện cơ giới kết hợp trên một biển;
28.2. Các loại phương tiện thô sơ hoặc đối tượng cấm khác kết hợp trên một biển;
28.3. Mỗi biển chỉ kết hợp nhiều nhất hai loại phương tiện.
Như vậy, một biển báo cấm được kết hợp tối đa 02 loại phương tiện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo trường học mới nhất năm 2024?
- Đáp án đề minh họa đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 - Môn Toán?
- Tiêu chuẩn danh hiệu lao động tiên tiến mới nhất năm 2024?
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?