Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa là gì? Được xác định khi nào?
Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa là gì? Được xác định khi nào?
Tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 50/2017/TT-BGTVT có thể hiểu, điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là điểm đen) là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông mà tại đó có xảy ra tai nạn giao thông.
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 50/2017/TT-BGTVT quy định về tiêu chí xác định điểm đen như sau:
Điều 5. Tiêu chí xác định điểm đen
Điểm đen được xác định khi tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (tính từ ngày 16 tháng 12 năm trước đến ngày 15 tháng 12 năm sau) tại điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Xảy ra 01 (một) vụ tai nạn giao thông có chết người.
2. Xảy ra 02 (hai) vụ tai nạn giao thông trở lên.
3. Có đồng thời từ 02 (hai) tiêu chí của điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trở lên và xảy ra 01 (một) vụ tai nạn giao thông trở lên.
Như vậy, điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa được xác định khi tình hình tai nạn giao thông xảy ra trong một năm (tính từ ngày 16 tháng 12 năm trước đến ngày 15 tháng 12 năm sau) tại điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, thuộc một trong các trường hợp sau:
- Xảy ra 01 (một) vụ tai nạn giao thông có chết người.
- Xảy ra 02 (hai) vụ tai nạn giao thông trở lên.
- Có đồng thời từ 02 (hai) tiêu chí của điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trở lên và xảy ra 01 (một) vụ tai nạn giao thông trở lên.
Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa là gì? Được xác định khi nào? (Hình từ Internet)
Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa có phải là vị trí nguy hiểm hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 50/2017/TT-BGTVT có quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vị trí nguy hiểm trên đường thủy là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa hoặc điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
2. Điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông) là một vị trí; một đoạn luồng hoặc khu vực giao cắt mà tại đó có nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
3. Điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa (sau đây gọi tắt là điểm đen) là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông mà tại đó có xảy ra tai nạn giao thông.
4. Cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực là cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa (Chi cục Đường thủy nội địa, Cảng vụ Đường thủy nội địa, Sở Giao thông vận tải hoặc đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải).
Theo đó, vị trí nguy hiểm trên đường thủy là điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông đường thủy nội địa hoặc điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
Như vậy, điểm đen tai nạn giao thông đường thủy nội địa được coi là vị trí nguy hiểm trên đường thủy.
Hồ sơ vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa đối với công trình xây dựng gồm những tài liệu nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 50/2017/TT-BGTVT quy định hồ sơ vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa như sau:
Điều 6. Hồ sơ vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa
1. Đối với các công trình xây dựng
a) Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có);
b) Hồ sơ theo dõi luồng, vật chướng ngại, phương tiện hoạt động tại khu vực;
c) Bản vẽ sơ đồ hiện trạng khu vực thể hiện công trình trên luồng, các đặc trưng khác của luồng (bề rộng luồng, vận tốc, hướng dòng chảy và các yếu tố khác...);
d) Các thông số kỹ thuật: kích thước khoang thông thuyền, âu tàu, tĩnh không đường dây, chiều sâu công trình ngầm;
đ) Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan Công an cung cấp (đối với điểm đen);
e) Ảnh chụp khu vực, dữ liệu camera hiện trường;
f) Các tài liệu khác (nếu có).
2. Đối với hiện trạng tự nhiên (các bãi cạn, đoạn cạn, bãi đá ngầm, vật chướng ngại khác)
a) Hồ sơ theo dõi luồng, phương tiện thủy nội địa, tàu biển hoạt động tại khu vực;
b) Bình đồ hiện trạng khu vực thể hiện báo hiệu, bãi cạn, vật chướng ngại, các đặc trưng khác của luồng (bề rộng luồng, bán kính cong, vận tốc, hướng dòng chảy và các yếu tố khác...);
c) Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan Công an cung cấp (đối với điểm đen);
d) Ảnh chụp khu vực, dữ liệu camera hiện trường;
đ) Các tài liệu khác (nếu có).
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ vị trí nguy hiểm trên đường thủy nội địa đối với công trình xây dựng gồm những tài liệu sau:
- Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có);
- Hồ sơ theo dõi luồng, vật chướng ngại, phương tiện hoạt động tại khu vực;
- Bản vẽ sơ đồ hiện trạng khu vực thể hiện công trình trên luồng, các đặc trưng khác của luồng (bề rộng luồng, vận tốc, hướng dòng chảy và các yếu tố khác...);
- Các thông số kỹ thuật: kích thước khoang thông thuyền, âu tàu, tĩnh không đường dây, chiều sâu công trình ngầm;
- Hồ sơ các vụ tai nạn giao thông do cơ quan Công an cung cấp (đối với điểm đen);
- Ảnh chụp khu vực, dữ liệu camera hiện trường;
- Các tài liệu khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?
- Trước khi trở thành Quân đội nhân dân Việt Nam, tổ chức tiền thân được gọi là gì? Ai là người đặt tên cho Quân đội nhân dân Việt Nam?
- Những nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?
- Bộ GDĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025? Xem toàn bộ Dự thảo tại đâu?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm phát triển: “Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và....' gì?