Danh mục 09 loại hàng hóa nguy hiểm vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ 2024?
Danh mục 09 loại hàng hóa nguy hiểm vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ 2024?
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 34/2024/NĐ-CP, hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) được hiểu là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
Theo đó, căn cứ vào Điều 4 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định 09 loại hàng hóa nguy hiểm vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ 2024 như sau:
- Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ;
Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
Nhóm 1.5: Chất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
- Loại 2. Khí;
Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
Nhóm 2.3: Khí độc hại.
- Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy;
- Loại 4;
Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.
Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
- Loại 5;
Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.
Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
- Loại 6;
Nhóm 6.1: Chất độc.
Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
- Loại 7: Chất phóng xạ;
- Loại 8: Chất ăn mòn;
- Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.
Danh mục 09 loại hàng hóa nguy hiểm vận chuyển bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ 2024? (Hình từ Internet)
Thời gian huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là mấy giờ?
Tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định về huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm như sau:
Điều 8. Huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm
....
4. Người huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm phải có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với chuyên ngành tập huấn.
5. Thời gian huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm: Tối thiểu 16 giờ cho mỗi loại và nhóm hàng nguy hiểm, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
6. Đánh giá kết quả và lưu giữ hồ sơ huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm
a) Người thuê vận tải hoặc người vận tải hoặc đơn vị có chức năng huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm chịu trách nhiệm kiểm tra để đánh giá kết quả huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm;
b) Kiểm tra nội dung huấn luyện: Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nội dung huấn luyện. Thời gian kiểm tra tối đa là 02 giờ. Bài kiểm tra đạt yêu cầu phải đạt điểm trung bình trở lên;
c) Trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ khi kết thúc huấn luyện và kiểm tra kết quả huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm, tổ chức, cá nhân tổ chức huấn luyện, kiểm tra ban hành quyết định công nhận kết quả kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm.
...
Như vậy, thời gian huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm tối thiểu 16 giờ cho mỗi loại và nhóm hàng nguy hiểm, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
Người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bị thu hồi Giấy phép trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định về thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:
Điều 20. Thu hồi Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bị thu hồi Giấy phép một trong các trường hợp sau đây:
a) Cung cấp bản sao không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy vận chuyển hàng nguy hiểm;
b) Thực hiện việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không đúng với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoặc không đúng với Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đã được cấp;
c) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
d) Sử dụng người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi chưa được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định.
2. Cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thu hồi Giấy phép do cơ quan mình cấp và thực hiện theo trình tự sau đây:
a) Ban hành quyết định thu hồi Giấy phép;
b) Gửi quyết định thu hồi Giấy phép đến người vận tải và phải đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của đơn vị (nếu có);
....
Như vậy, người vận tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bị thu hồi Giấy phép một trong các trường hợp sau đây:
- Cung cấp bản sao không đúng với bản chính hoặc thông tin sai lệch trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy vận chuyển hàng nguy hiểm;
- Thực hiện việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không đúng với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoặc không đúng với Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm đã được cấp;
- Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
- Sử dụng người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm khi chưa được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?