Đáp án Tuần 8 Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Giải phóng Thủ đô năm 2024?

Đáp án Tuần 8 Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Giải phóng Thủ đô năm 2024 như thế nào? Tiền lương làm việc vào ban đêm đối với NLĐ đi làm ngày Giải phóng Thủ đô được tính như thế nào?

Đáp án Tuần 8 Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Giải phóng Thủ đô năm 2024?

Căn cứ theo Kế hoạch 88/KH-UBND năm 2024 Tải về, kỳ thi tuần 8 Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Giải phóng Thủ đô năm 2024 tiếp tục diễn ra từ 08:00 24/06/2024 đến 23:00 30/06/2024. Thí sinh có thể đăng ký dự thi Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Giải phóng Thủ đô năm 2024 tại đây: https://www.tuyengiaothudo.com.vn/

Chi tiết Đáp án Tuần 8 Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Giải phóng Thủ đô năm 2024 dưới đây, mọi người có thể tham khảo:

Câu hỏi số 1: 82 bia Tiến sĩ Triều Lê-Mạc (1442 – 1779), tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Là di sản được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới

Câu hỏi số 2: Ngày 28/9/1964, Đại hội Thanh niên Thủ đô làm theo lời Bác - Mỗi người làm việc bằng hai đã được khai mạc.

Câu hỏi số 3: Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ TP. Hà Nội đã xác định mục tiêu đến năm 2045, GRDP/người đạt 36.000 USD.

Câu hỏi số 4: Trong giai đoạn 2016 – 2020, Thành phố Hà Nội đã đóng góp trên 16% GDP cả nước

Câu hỏi số 5: Làng Nhị Khê. Làng cổ nằm ở phía Tây Thủ đô Hà Nội, được gọi là "Làng hai Vua"

Câu hỏi số 6: Hồ Tây là một danh thắng của Thủ đô, là dấu tích của đoạn sông Hồng chuyển dòng. Hồ Tây trước đây có nhiều tên gọi khác nhau như sau: Hồ Kim Ngưu, Hồ Dâm Đàm, Hồ Xác Cáo.

Câu hỏi số 7: Đến năm 2021, Thành phố Hà Nội đã thực hiện thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị tại 175 phường

Câu hỏi số 8: Bát Tràng là làng nghề nổi tiếng với sản phẩm Gốm sứ.

Câu hỏi số 9: “Phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô.

Câu hỏi số 10: “Phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị.

Câu hỏi số 11: Đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô đi qua địa bàn 07 quận, huyện thuộc thành phố Hà Nội.

Câu hỏi số 12: Giai đoạn 2011-2020, ngành công nghiệp, xây dựng Thủ đô tăng bình quân 8,68%/năm

Câu hỏi số 13: Thời gian qua, Đảng bộ Hà Nội đã đạt được kết quả nổi bật trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được Trung ương ghi nhận, đánh giá cao như sau:

Thực hiện đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả, tạo ra bước chuyển biến mạnh trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Câu hỏi số 14: Giai đoạn 2011-2020, Thủ đô Hà Nội luôn là địa phương dẫn đầu cả nước về doanh thu công nghiệp ICT với tổng giá trị khoảng 320 nghìn tỷ đồng.

Câu hỏi số 15: Hoàng thành Thăng Long. Di tích của Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới

Câu hỏi số 16: Vào năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt tên cho con đường ngăn cách Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch là Đường Thanh niên.

Câu hỏi số 17: Đền Ngọc Sơn thờ 1 vị anh hùng dân tộc. Người đó là Trần Hưng Đạo

Câu hỏi số 18: Di tích của Hà Nội được xếp hạng là Di tích cấp quốc gia đặc biệt bao gồm:

- Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền Sóc (huyện Sóc Sơn).

- Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Đền Ngọc Sơn và khu vực Hồ Hoàn Kiếm.

- Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất).

Câu hỏi số 19: Xây dựng đội ngũ cán bộ Hà Nội có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức trong sáng, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị của Thủ đô Hà Nội thực sự gương mẫu, đoàn kết, trong sạch, vững mạnh toàn diện, tiêu biểu?

Câu hỏi số 20: Chùa Khai Nguyên, TX. Sơn Tây. Ngôi chùa tại Hà Nội có Bức đại tượng Phật A Di Đà cao nhất Đông Nam Á (72m).

Lưu ý: Đáp án Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Giải phóng Thủ đô năm 2024 tuần 8 chỉ mang tính chất tham khảo!

Đáp án Tuần 8 Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Giải phóng Thủ đô năm 2024?

Đáp án Tuần 8 Cuộc thi tìm hiểu 70 năm Giải phóng Thủ đô năm 2024? (Hình từ Internet)

Tiền lương làm việc vào ban đêm đối với NLĐ đi làm ngày Giải phóng Thủ đô được tính như thế nào?

Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, tết như sau:

Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Ngoài ra, tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, Ngày Giải phóng Thủ đô năm 2024 rơi vào Thứ Năm ngày 10/10/2024 và không phải là ngày lễ, tết được nghỉ hưởng nguyên lương. Cho nên người lao động đi làm vào Ngày Giải phóng Thủ đô thì tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:

[1] Làm việc vào ban đêm: Được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường. (Theo Điều 56 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

Tiền lương làm việc vào ban đêm

=

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

+

Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 30%

x

Số giờ làm việc vào ban đêm

[2] Làm thêm giờ ban đêm: Ngoài việc được trả lương làm thêm vào lễ tết, lương làm việc vào ban đêm thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Thời lượng bắn pháo hoa ngày Giải phóng Thủ đô tại Hà Nội là bao lâu?

Căn cứ tại khoản 6 Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ cụ thể như sau:

Điều 11. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
.....
6. Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
......

Như vậy, ngày Giải phóng Thủ đô tại Hà Nội là ngày kỷ niệm giải phóng Hà Nội nên sẽ được tổ chức bắn pháo hoa theo quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố. Theo đó, thời lượng bắn pháo hoa ngày Giải phóng Thủ đô tại Hà Nội là không quá 15 phút.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch nghỉ Lễ Quốc Khánh năm 2024? Lễ Quốc Khánh có phải là ngày lễ lớn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 22 tháng 7 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch, ngày thứ mấy? NLĐ nghỉ hằng năm vào ngày 22/7/2024 được tạm ứng lương không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai là Hội trưởng lâm thời của tổ chức Tổng Công hội đỏ Bắc Kỳ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Đợt 2 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu pháp luật năm 2024 tỉnh Sóc Trăng?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch vạn niên 2024 - Lịch âm 2024: Xem chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2024? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo biên giới quê hương tỉnh Quảng Ninh kỳ 1?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình Phiên chợ online đã thu hút sự hưởng ứng của bao nhiêu lượt đoàn viên, người lao động hàng năm tại TPHCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 5 cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu nghị quyết của Đảng bộ tỉnh và chuyên đề học tập làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 tỉnh Lâm Đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024 là kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh người lãnh đạo đầu tiên tổ chức Công đoàn Việt Nam hy sinh năm nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Dương Thanh Trúc
15,807 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào