Đáp án Cuộc thi tìm hiểu 60 năm Chiến thắng trận đầu trong chống chiến tranh phá hoại, bảo vệ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa Tuần 1?
Đáp án Cuộc thi tìm hiểu 60 năm Chiến thắng trận đầu trong chống chiến tranh phá hoại, bảo vệ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa Tuần 1?
Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) và Quân chủng Hải quân phối hợp tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “60 năm Chiến thắng trận đầu trong chống chiến tranh phá hoại, bảo vệ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa” nhằm kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận đầu chống chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ Nhất (05/8/2964 - 05/8/2024) và 25 năm hợp nhất Quân chủng PK-KQ.
Có thể tham khảo Đáp án Cuộc thi tìm hiểu 60 năm Chiến thắng trận đầu trong chống chiến tranh phá hoại, bảo vệ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa Tuần 1 như sau:
Câu 1:
Thực hiện Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 10 năm 1963, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ra Quyết định số 50/QĐ thành lập Quân chủng Phòng không - Không quân trên cơ sở hợp nhất hai lực lượng: Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân
Câu 2:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số 15 thành lập "Ban nghiên cứu sân bay" với nhiệm vụ: Tiếp quản, chỉ huy, quản lý các sân bay hiện có, đồng thời giúp Bộ Quốc Phòng nghiên cứu về tổ chức, xây dựng lực lượng Không quân. Ngày này được lấy là ngày thành lập của Không quân Nhân dân Việt Nam. Đó là ngày 03/3/1955
Câu 3:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam đã ký Quyết định số 06/QĐ thành lập Trung đoàn Pháo Cao xạ 367 (Trung đoàn Pháo cao xạ chủ lực đầu tiên của Quân đội ta) vào Ngày 01/4/1953
Câu 4:
Trung đoàn 260 - Trung đoàn cần vụ đối không đầu tiên đồng loạt phát sóng, đánh dấu sự xuất hiện của Bộ đội Ra đa làm nhiệm vụ canh giữ bầu trời, bảo đảm tình báo cho các lực lượng phòng không đánh máy bay địch, bảo vệ Tổ quốc vào 0 giờ ngày 01/3/1959
Câu 5:
Đại tá Phùng Thế Tài là Chính ủy đầu tiên của Quân chủng Phòng không - Không quân
Câu 6:
Khi mới thành lập Quân chủng Phòng không - Không quân, lực lượng Ra đa có 3 Trung đoàn: 290, 291, 292
Câu 7:
Để chuẩn bị lực lượng, trang bị xây dựng lực lượng Hải quân, Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh đã quyết định thành lập Trường Huấn luyện bờ bể và Xưởng X46 trước khi thành lập Cục Phòng thủ bờ bể
Câu 8:
Trước yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc, Cục Phòng thủ bờ bể (tiền thân của Quân chủng Hải quân ngày nay), bộ phận hợp thành quan trọng của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 07/5/1955
Câu 9:
Đồng chí Nguyễn Bá Phát được giao nhiệm vụ phụ trách Cục Phòng thủ bờ bể (tiền thân của Quân chủng Hải quân ngày nay) những ngày đầu thành lập
Câu 10:
Thực hiện Quyết nghị của Tổng Quân ủy, Bộ Quốc phòng- Tổng Tư lệnh đã ra quyết định thành lập Trường Huấn luyện bờ bể ngày 26/4/1955
Câu 11:
Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định số 284/NĐ-A thành lập Cục Phòng thủ bờ bể(tiền thân của Quân chủng Hải quân ngày nay) bao gồm cơ quan cục và hai đơn vị trực thuộc (C45 và C46) với quân số ban đầu là 141 cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên
Câu 12:
Lễ thành lập hai thủy đội Sông Lô và Bạch Đằng tiền thân của lực lượng tàu chiến đấu của Hải quân nhân dân Việt Nam được tổ chức vào ngày 24/8/1955
Câu 13:
Lễ thành lập hai thủy đội Sông Lô và Bạch Đằng tiền thân của lực lượng tàu chiến đấu của Hải quân nhân dân Việt Nam được tổ chức tại Trường Huấn luyện bờ bể (Sông Cấm, Hải Phòng)
Câu 14:
Đảng bộ Cục Hải quân được thành lập vào ngày 20/4/1959
Câu 15:
Khi mới thành lập, trong biên chế tổ chức của Cục Hải quân có 5 phòng chức năng, đó là Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Công trình, Đo đạc biển
Câu 16:
Cục Hải quân được nâng cấp thành Bộ Tư lệnh Hải quân với nhiệm vụ: “Lãnh đạo, chỉ huy xây dựng Quân chủng Hải quân, đảm nhận nhiệm vụ hoạt động chiến đấu trên không phận, hải phận, bờ biển miền Bắc” vào Ngày 03/01/1964
Câu 17:
Đồng chí hãy cho biết lần đầu tiên Bác Hồ về thăm lực lượng Hải quân Việt Nam vào Ngày 30/3/1959
Câu 18:
Trong quá trình đầu xây dựng và phát triển, bộ đội Hải quân đã 3 lần được vinh dự đón Bác Hồ về thăm
Đáp án Cuộc thi tìm hiểu 60 năm Chiến thắng trận đầu trong chống chiến tranh phá hoại, bảo vệ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa Tuần 1? (Hình từ Internet)
Tình trạng chiến tranh là gì?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. Tình trạng chiến tranh là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố từ khi Tổ quốc bị xâm lược cho đến khi hành vi xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế.
Như vậy, tình trạng chiến tranh được hiểu là trạng thái xã hội đặc biệt của đất nước được tuyên bố từ khi Tổ quốc bị xâm lược cho đến khi hành vi xâm lược đó được chấm dứt trên thực tế.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền hạn như thế nào trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng?
Căn cứ theo Điều 20 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Điều 20. Quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng
1. Căn cứ vào quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền ra mệnh lệnh đặc biệt để bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu tại khu vực có chiến sự.
2. Người đứng đầu chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có chiến sự phải chấp hành mệnh lệnh đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền hạn trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng như sau:
- Căn cứ vào quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh hoặc quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có quyền ra mệnh lệnh đặc biệt để bảo đảm cho nhiệm vụ chiến đấu tại khu vực có chiến sự.
- Người đứng đầu chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có chiến sự phải chấp hành mệnh lệnh đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp các Luật hết hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào âm lịch? Lập xuân 2025 lúc mấy giờ?
- Dương lịch tháng 12 bắt đầu và kết thúc vào ngày mấy âm? Chi tiết lịch dương tháng 12?
- Có phải chứng từ khấu trừ thuế TNCN chỉ sử dụng dưới dạng điện tử?
- Phân biệt Giáo trình, Sách chuyên khảo, Sách tham khảo, Sách hướng dẫn?