Giám định bổ sung được hiểu như thế nào? Ai có quyền ra quyết định, đề nghị giám định bổ sung?
Giám định bổ sung được hiểu như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 29 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định giám định bổ sung như sau:
Điều 29. Giám định bổ sung
1. Việc giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án, vụ việc đã được kết luận giám định trước đó. Việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu.
...
Như vậy, khái niệm giám định bổ sung pháp luật hiện hành không quy định.
Tuy nhiên có thể hiểu được giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án, vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.
Việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu.
Giám định bổ sung được hiểu như thế nào? Ai có quyền ra quyết định, đề nghị giám định bổ sung? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào cần tiến hành giám định bổ sung trong tố tụng hình sự?
Căn cứ theo Điều 210 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định giám định bổ sung như sau:
Điều 210. Giám định bổ sung
1. Việc giám định bổ sung được tiến hành trong trường hợp:
a) Nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ;
b) Khi phát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết của vụ án đã có kết luận giám định trước đó.
2. Việc giám định bổ sung có thể do tổ chức, cá nhân đã giám định hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện.
3. Việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu.
Như vậy, giám định bổ sung tiến hành trong trường hợp:
- Nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ;
- Khi phát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết của vụ án đã có kết luận giám định trước đó.
Cơ quan nào tiến hành giám định bổ sung trong tố tụng hình sự?
Căn cứ khoản 2 Điều 210 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định giám định bổ sung như sau:
Điều 210. Giám định bổ sung
...
2. Việc giám định bổ sung có thể do tổ chức, cá nhân đã giám định hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện.
...
Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
...
4. Cá nhân, tổ chức giám định tư pháp bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
Như vậy, trong tố tụng hình sự việc giám định bổ sung có thể do tổ chức, cá nhân đã giám định hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện.
Cá nhân, tổ chức giám định tư pháp bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
Ai có quyền ra quyết định, đề nghị giám định bổ sung trong tố tụng hình sự?
Căn cứ tại điểm d khoản 2 Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định quyền hạn của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra như sau:
Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
...
2. Khi tiến hành tố tụng hình sự, Thủ trưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn:
...
d) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, khai quật tử thi, thực nghiệm điều tra, thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định. Yêu cầu định giá, định giá lại tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản.
...
Căn cứ tại điểm đ khoản 2 Điều 41 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định quyền hạn của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát như sau:
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
...
2. Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn:
...
đ) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định. Yêu cầu định giá, định giá lại tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;
...
Căn cứ tại điểm đ khoản 2 Điều 45 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định quyền hạn của Thẩm phán như sau:
Điều 45. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán
...
2. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và những nhiệm vụ, quyền hạn:
...
đ) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;
...
Căn cứ tại điểm k khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định quyền của người bào chữa như sau:
Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
1. Người bào chữa có quyền:
...
k) Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
...
Như vây, theo quy định trên, người có quyền ra quyết định, đề nghị giám định bổ sung cụ thể là:
- Người có quyền ra quyết định giám định bổ sung:
+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát.
+ Thẩm phán
- Người có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giám định bổ sung:
+ Người bào chữa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?