Ban hành Thông tư 42/2024/TT-BTC về Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá bất động sản?
Ban hành Thông tư 42/2024/TT-BTC về Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá bất động sản?
Ngày 20/6/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 42/2024/TT-BTC về Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá bất động sản.
Thông tư 42/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 05/8/2024 đồng thời thay thế Thông tư 145/2016/TT-BTC
Tại Điều 2 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá bất động sản ban hành kèm theo Thông tư 42/2024/TT-BTC quy định đối tượng áp dụng, bao gồm:
- Thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về giá.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thẩm định giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá.
- Tổ chức, cá nhân yêu cầu thẩm định giá, bên thứ ba sử dụng báo cáo thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá (nếu có).
Ban hành Thông tư 42/2024/TT-BTC về Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá bất động sản? (Hình từ Internet)
Các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá bất động sản là cách nào?
Căn cứ Điều 3 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá bất động sản ban hành kèm theo Thông tư 42/2024/TT-BTC quy định các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá bất động sản:
Điều 4. Các cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá bất động sản
1. Các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá bất động sản bao gồm cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập theo quy định tại Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam hoặc sử dụng kết hợp các cách tiếp cận.
2. Phương pháp thẩm định giá sử dụng trong thẩm định giá bất động sản bao gồm các phương pháp thẩm định giá thuộc các cách tiếp cận hoặc kết hợp các cách tiếp cận quy định tại khoản 1 Điều này. Phương pháp thặng dư là phương pháp thẩm định giá được xây dựng dựa trên cơ sở kết hợp cách tiếp cận từ thị trường, cách tiếp cận từ chi phí và cách tiếp cận từ thu nhập.
3. Căn cứ vào đặc điểm của bất động sản cần thẩm định giá, mục đích thẩm định giá, thời điểm thẩm định giá, cơ sở giá trị thẩm định giá, các thông tin và số liệu về bất động sản cần thẩm định giá có thể thu thập được để lựa chọn cách tiếp cận và phương pháp thẩm định giá phù hợp.
Theo đó, các cách tiếp cận áp dụng trong thẩm định giá bất động sản bao gồm:
- Cách tiếp cận từ thị trường
- Cách tiếp cận từ chi phí
- Cách tiếp cận từ thu nhập
Tổng chi phí phát triển của bất động sản gồm các chi phí nào?
Căn cứ Điều 9 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về Thẩm định giá bất động sản ban hành kèm theo Thông tư 42/2024/TT-BTC quy định xác định tổng chi phí phát triển (CP):
Điều 9. Xác định tổng chi phí phát triển (CP)
1. Tổng chi phí phát triển của bất động sản là toàn bộ các chi phí phát triển cần thiết dự kiến đầu tư vào bất động sản thẩm định giá, phù hợp với quy định của pháp luật (về các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu hao nguyên nhiên vật liệu và hạch toán chi phí sản xuất, đầu tư) và đáp ứng được mục đích sử dụng tốt nhất và có hiệu quả nhất của bất động sản thẩm định giá.
2. Tổng chi phí phát triển của bất động sản gồm:
a) Chi phí đầu tư xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây dựng công trình, hạng mục công trình khác; chi phí thiết bị; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí quản lý dự án và các chi phí có liên quan;
b) Chi phí dự phòng;
c) Chi phí kinh doanh (như chi phí quảng cáo, bán hàng, chi phí quản lý vận hành và các chi phí khác có liên quan);
...
Như vậy, tổng hi phí phát triển của bất động sản gồm các chi phí sau:
- Chi phí đầu tư xây dựng bao gồm:
+ Chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây dựng công trình, hạng mục công trình khác
+ Chi phí thiết bị
+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
+ Chi phí quản lý dự án và các chi phí có liên quan
- Chi phí dự phòng
- Chi phí kinh doanh
- Chi phí tài chính, thuế nếu có (như thuế sử dụng tài sản/bất động sản)
- Các khoản chi phí hợp lý khác;
- Lợi nhuận của nhà đầu tư được xác định trên cơ sở tỷ lệ lợi nhuận trung bình trên thị trường tính trên tổng chi phí của ít nhất 03 dự án đầu tư kinh doanh bất động sản tương tự trên thị trường hoặc được xác định là trung bình tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng chi phí của ít nhất 03 doanh nghiệp bất động sản tương tự trên thị trường;
- Chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng bao gồm:
+ Tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư
+ Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng không tính đến trong tổng chi phí phát triển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?