Doanh nghiệp thẩm định giá có cần công khai danh sách thẩm định viên hay không?
Doanh nghiệp thẩm định giá có cần công khai danh sách thẩm định viên hay không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Điều 6. Công khai thông tin về giá, thẩm định giá
[...]
3. Doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện công khai các nội dung sau đây:
a) Danh sách thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp;
b) Thông tin cơ bản về hoạt động của doanh nghiệp gồm giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, số lượng chứng thư đã phát hành hàng năm;
c) Bảng giá dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá.
4. Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm công khai thông tin quy định tại Điều này phải bảo đảm tính chính xác, trung thực, kịp thời và chịu trách nhiệm về nội dung công khai. Việc công khai không áp dụng đối với các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước và các trường hợp không được phép công khai theo quy định của pháp luật.
Việc thông tin, truyền thông về các chính sách pháp luật về giá, cơ chế quản lý, điều hành giá phải bảo đảm tính khách quan, trung thực theo quy định của pháp luật.
5. Việc công khai các thông tin quy định tại Điều này được thực hiện theo hình thức đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hoặc hình thức phù hợp khác. Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì công khai bằng hình thức gửi văn bản đến cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan và cập nhật vào cơ sở dữ liệu về giá; đối với các nội dung quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì công khai bằng hình thức cập nhật vào cơ sở dữ liệu về giá.
Theo đó, hiện nay, doanh nghiệp thẩm định giá phải công khai danh sách thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp.
Lưu ý, việc công khai thông tin trên phải bảo đảm tính chính xác, trung thực, kịp thời và chịu trách nhiệm về nội dung công khai. Việc công khai không áp dụng đối với các thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước và các trường hợp không được phép công khai theo quy định của pháp luật.
Việc thông tin, truyền thông về các chính sách pháp luật về giá, cơ chế quản lý, điều hành giá phải bảo đảm tính khách quan, trung thực theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, việc công khai danh sách thẩm định viên được thực hiện theo hình thức đăng tải trên trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân hoặc hình thức phù hợp khác.
Doanh nghiệp thẩm định giá có cần công khai danh sách thẩm định viên hay không? (Hình từ Internet)
Danh sách thẩm định viên về giá được thông báo khi nào?
Căn cứ theo Điều 46 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Điều 46. Thẩm định viên về giá
1. Thẩm định viên về giá là người có thẻ thẩm định viên về giá đã thực hiện đăng ký hành nghề thẩm định giá và được Bộ Tài chính thông báo là thẩm định viên về giá.
2. Trong quá trình hành nghề thẩm định giá, thẩm định viên về giá phải duy trì điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá quy định tại khoản 1 Điều 45 của Luật này. Doanh nghiệp thẩm định giá phải kịp thời báo cáo Bộ Tài chính trường hợp biến động thẩm định viên về giá do thẩm định viên về giá tại doanh nghiệp không còn duy trì điều kiện đăng ký hành nghề thẩm định giá hoặc thay đổi nơi đăng ký hành nghề.
3. Danh sách thẩm định viên về giá được thông báo như sau:
a) Danh sách thẩm định viên về giá được thông báo hằng năm trước ngày 01 tháng 01 của năm đó;
b) Danh sách thẩm định viên về giá được điều chỉnh hằng tháng (nếu có) và thông báo trước ngày làm việc cuối cùng của tháng đối với các hồ sơ Bộ Tài chính tiếp nhận trước ngày 15 của tháng đó;
c) Danh sách thẩm định viên về giá được thông báo kèm theo khi doanh nghiệp được cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
Như vậy, danh sách thẩm định viên về giá được thông báo hằng năm trước ngày 01 tháng 01 của năm đó.
Ví dụ, trong năm 2025 thì danh sách thẩm định viên về giá được thông báo trước ngày 01/01/2025.
Thẩm định viên về giá được từ chối thẩm định giá hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá
1. Quyền của thẩm định viên về giá:
a) Hành nghề thẩm định giá theo quy định của Luật này; ký chứng thư thẩm định giá, báo cáo thẩm định giá theo lĩnh vực chuyên môn; được phép hành nghề mà không phải trang bị thêm các chứng chỉ, điều kiện chuyên môn khác với quy định của Luật này;
b) Đưa ra quan điểm độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;
c) Yêu cầu khách hàng phối hợp trong việc cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến tài sản thẩm định giá và tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện thẩm định giá; không chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin về tài sản thẩm định giá do khách hàng cung cấp;
d) Từ chối thực hiện thẩm định giá trong trường hợp không đúng lĩnh vực chuyên môn được phép hành nghề hoặc xét thấy hồ sơ, tài liệu để thực hiện thẩm định giá không đủ hoặc không bảo đảm tin cậy;
đ) Tham gia tổ chức nghề nghiệp về thẩm định giá trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
e) Quyền khác theo quy định của pháp luật.
[...]
Như vậy, thẩm định viên về giá có quyền từ chối thẩm định giá trong trường hợp không đúng lĩnh vực chuyên môn được phép hành nghề hoặc xét thấy hồ sơ, tài liệu để thực hiện thẩm định giá không đủ hoặc không bảo đảm tin cậy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Hiệp định Paris được ký vào ngày, tháng, năm nào?
- Tờ khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải (Mẫu số 01) áp dụng từ 5/1/2025?