Kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng là ngành nghề gì? Người tốt nghiệp ngành kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng có thể làm việc tại các vị trí nào?

Kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng là ngành nghề gì? Người tốt nghiệp ngành kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng có thể làm việc tại các vị trí nào?

Kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng là ngành nghề gì?

Căn cứ tại tiểu mục 1 Mục A Phần 7 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ vận tải, môi trường và an ninh (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng là ngành nghề được thực hiện bởi các kiểm soát viên không lưu làm việc ở mặt đất, thực hiện kiểm soát hoạt động bay đối với tàu bay trên các đường hàng không, tại khu vực các sân bay và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý từ khi tàu bay rời vị trí đỗ, lăn ra đường cất hạ cánh để khởi hành cho đến khi tàu bay hạ cánh, lăn vào vị trí đỗ tại sân bay đến; trợ giúp tổ lái trong tình huống khẩn nguy; cung cấp cho tổ lái các tin tức cần thiết để đảm bảo an toàn, hiệu quả chuyến bay; thông báo các tin tức nhận được từ tổ lái cho các cơ sở cung cấp dịch vụ điều hành bay khác có liên quan, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Để đảm bảo nền không lưu an toàn, điều hòa và hiệu quả, kiểm soát viên không lưu thường xuyên cung cấp cho tổ lái các huấn lệnh, tin tức cần thiết và khuyến cáo về độ cao bay, tốc độ bay, đường bay, các thông tin về thời tiết và các thông tin hoạt động bay liên quan khác nhằm ngăn ngừa va chạm giữa các tàu bay đang bay, giữa các tàu bay với các tàu bay hoạt động trên sân bay và giữa các tàu bay với các chướng ngại vật trên khu vực sân bay.
Kiểm soát không lưu là một nghề mang tính quốc tế nên kiểm soát viên không lưu không những phải tuân thủ mọi yêu cầu và qui định của Cục Hàng không Việt Nam mà còn phải tuân theo những khuyến cáo và thực hành của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO).
Người kiểm soát không lưu phải điều hành các chuyến bay hợp lý để tạo ra hiệu quả cao nhất. Đối với các sân bay chỉ phục vụ cho mục đích dân sự, công việc đã không đơn giản thì với những sân bay sử dụng cho cả quân sự lẫn dân sự, công việc của kiểm soát viên lại càng phức tạp hơn.
Người làm nghề Kiểm soát không lưu làm việc tại các đài kiểm soát tại sân bay hay tháp chỉ huy (TWR), cơ sở kiểm soát tiếp cận (APP), cơ sở kiểm soát đường dài (ACC), bộ phận thủ tục bay, bộ phận khai thác liên lạc sóng ngắn không địa, bộ phận thông báo hiệp đồng bay của Tổng Công ty Quản lý bay, cảng hàng không, hãng hàng không...
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.325 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

Như vậy, có thể hiểu kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng là ngành nghề được thực hiện bởi các kiểm soát viên không lưu làm việc ở mặt đất. Kiểm soát viên không lưu thực hiện các công việc sau:

- Thực hiện kiểm soát hoạt động bay đối với tàu bay trên các đường hàng không, tại khu vực các sân bay và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý từ khi tàu bay rời vị trí đỗ, lăn ra đường cất hạ cánh để khởi hành cho đến khi tàu bay hạ cánh, lăn vào vị trí đỗ tại sân bay đến;

- Trợ giúp tổ lái trong tình huống khẩn nguy;

- Cung cấp cho tổ lái các tin tức cần thiết để đảm bảo an toàn, hiệu quả chuyến bay;

- Thông báo các tin tức nhận được từ tổ lái cho các cơ sở cung cấp dịch vụ điều hành bay khác có liên quan, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Kiểm soát viên không lưu làm việc tại các đài kiểm soát tại sân bay hay tháp chỉ huy (TWR), cơ sở kiểm soát tiếp cận (APP), cơ sở kiểm soát đường dài (ACC), bộ phận thủ tục bay, bộ phận khai thác liên lạc sóng ngắn không địa, bộ phận thông báo hiệp đồng bay của Tổng Công ty Quản lý bay, cảng hàng không, hãng hàng không...

Khối lượng kiến thức tối thiểu của ngành kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng là: 2.325 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

Kiểm soát không lưu cao đẳng là ngành nghề gì? Người tốt nghiệp ngành kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng có thể làm việc tại các vị trí nào?

Kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng là ngành nghề gì? Người tốt nghiệp ngành kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng có thể làm việc tại các vị trí nào? (Hình từ Internet)

Sau khi tốt nghiệp ngành kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng thì người học có được tối thiểu những kỹ năng nào?

Theo quy định tại tiểu mục 3 Mục A Phần 7 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ vận tải, môi trường và an ninh (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH thì sau khi tốt nghiệp ngành kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng thì người học có được tối thiểu những kỹ năng sau:

- Sử dụng được các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật đã được lắp đặt tại vị trí làm việc;

- Quan sát được nền không lưu và tình hình hoạt động của tàu bay;

- Phối hợp thông báo, hiệp đồng được với các đơn vị liên quan;

- Viết được thành thạo băng phi diễn;

- Nói rõ ràng, mạch lạc thuật ngữ phù hợp với quy định của ICAO và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, tạo nên thói quen phát âm chuẩn, rõ ràng, ngắn gọn;

- Lập được kế hoạch hoạt động, phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm, chủ động tổ chức các cuộc họp của nhóm; hỗ trợ động viên và phối hợp các thành viên trong nhóm để làm việc có hiệu quả;

- Viết được các báo cáo thường kỳ (tình hình hoạt động bay, các trang thiết bị kỹ thuật hằng ngày; tổng hợp tuần, tháng, quý, năm) và các báo cáo chuyên môn tùy theo yêu cầu của vị trí công việc cụ thể;

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Người tốt nghiệp ngành kiểm soát không lưu trình độ cao đẳng có thể làm việc tại các vị trí nào?

Theo quy định tại tiểu mục 5 Mục A Phần 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH thì sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Kiểm soát tại sân bay;

- Kiểm soát tiếp cận;

- Kiểm soát đường dài;

- Khai thác dữ liệu bay;

- Thủ tục bay;

- Thông báo hiệp đồng bay.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Ngọc Trâm
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào