Thuyền trưởng có địa vị pháp lý như thế nào? Trách nhiệm của thuyền trưởng trong việc bắt, giữ người trên tàu biển như thế nào?

Thuyền trưởng có địa vị pháp lý như thế nào? Trách nhiệm của thuyền trưởng trong việc bắt, giữ người trên tàu biển như thế nào?

Thuyền trưởng có địa vị pháp lý như thế nào?

Tại Điều 52 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về địa vị pháp lý của thuyền trưởng như sau:

Điều 52. Địa vị pháp lý của thuyền trưởng
1. Thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu biển, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng. Mọi người có mặt trên tàu biển phải chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng.
2. Thuyền trưởng chịu sự chỉ đạo của chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu; trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường trong khi vận hành tàu, thuyền trưởng có thể tự mình quyết định nhưng sau đó phải báo cáo với chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu.

Như vậy, thuyền trưởng là người có quyền chỉ huy cao nhất ở trên tàu biển, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng. Mọi người có mặt trên tàu biển phải chấp hành mệnh lệnh của thuyền trưởng.

Thuyền trưởng chịu sự chỉ đạo của chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu; trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, bảo vệ môi trường trong khi vận hành tàu, thuyền trưởng có thể tự mình quyết định nhưng sau đó phải báo cáo với chủ tàu hoặc người thuê tàu, người khai thác tàu.

Thuyền trưởng có địa vị pháp lý như thế nào? Trách nhiệm của thuyền trưởng trong việc bắt, giữ người trên tàu biển như thế nào?

Thuyền trưởng có địa vị pháp lý như thế nào? Trách nhiệm của thuyền trưởng trong việc bắt, giữ người trên tàu biển như thế nào? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của thuyền trưởng trong việc bắt, giữ người trên tàu biển như thế nào?

Theo quy định tại Điều 56 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì khi phát hiện hành vi phạm tội quả tang, người đang bị truy nã hoặc giữ người trong trường hợp khẩn cấp trên tàu biển khi tàu đã rời cảng, thuyền trưởng có trách nhiệm sau đây:

- Bắt hoặc ra lệnh bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã; giữ người trong trường hợp khẩn cấp;

- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết, lập hồ sơ theo quy định của pháp luật;

- Bảo vệ chứng cứ và tùy theo điều kiện cụ thể, chuyển giao người bị bắt, giữ và hồ sơ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cảng Việt Nam đầu tiên tàu biển ghé vào hoặc cho tàu công vụ Việt Nam gặp ở trên biển hoặc thông báo cho cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất và làm theo chỉ thị của cơ quan này, nếu tàu biển đến cảng nước ngoài.

* Trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn, trật tự cho tàu biển, người và hàng hóa vận chuyển trên tàu, thuyền trưởng có quyền tạm giữ người đang chuẩn bị phạm tội, người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã trên tàu biển tại một phòng riêng.

Thuyền trưởng có các quyền gì?

Theo quy định tại Điều 54 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 thì quyền của thuyền trưởng như sau:

- Đại diện cho chủ tàu và những người có lợi ích liên quan đến hàng hóa khi giải quyết những công việc trong điều khiển, quản trị tàu và hàng hóa được vận chuyển trên tàu biển.

- Nhân danh chủ tàu và người có lợi ích liên quan đến hàng hóa thực hiện các hành vi pháp lý trong phạm vi công việc quy định tại khoản 1 Điều 54 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015;

Thuyền trưởng có thể khởi kiện hoặc tham gia tố tụng trước Tòa án hoặc Trọng tài khi tàu biển ở ngoài cảng đăng ký, trừ trường hợp chủ tàu hoặc người có lợi ích liên quan đến hàng hóa tuyên bố hạn chế một phần hoặc toàn bộ quyền đại diện đó.

- Không cho tàu biển hành trình, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

- Áp dụng các hình thức khen thưởng hoặc biện pháp kỷ luật đối với thuyền viên thuộc quyền; có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc phải rời khỏi tàu biển những thuyền viên không đủ trình độ chuyên môn theo chức danh hoặc có hành vi vi phạm pháp luật.

- Nhân danh chủ tàu vay tín dụng hoặc vay tiền mặt trong trường hợp cần thiết nhưng chỉ trong giới hạn đủ để sửa chữa tàu biển, bổ sung thuyền viên, cung ứng cho tàu hoặc vì nhu cầu khác để có thể tiếp tục chuyến đi.

- Bán một phần tài sản hoặc phần dự trữ dư thừa của tàu biển trong phạm vi quy định tại khoản 5 Điều 54 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, nếu việc chờ nhận tiền hoặc chỉ thị của chủ tàu không có lợi hoặc không thực hiện được.

- Trong thời gian thực hiện chuyến đi, nếu không còn cách nào khác để có đủ các điều kiện cần thiết cho việc kết thúc chuyến đi thì có quyền cầm cố hoặc bán một phần hàng hóa sau khi đã tìm mọi cách xin chỉ thị của người thuê vận chuyển và chủ tàu mà không được.

Trong trường hợp này, thuyền trưởng phải giảm tới mức thấp nhất sự thiệt hại của chủ tàu, người thuê vận chuyển và những người có lợi ích liên quan đến hàng hóa.

- Trong khi đang hành trình mà trên tàu biển không còn lương thực, thực phẩm dự trữ thì có quyền sử dụng một phần hàng hóa là lương thực, thực phẩm vận chuyển trên tàu; nếu thật cần thiết thì có quyền sử dụng lương thực, thực phẩm của những người đang ở trên tàu.

Việc sử dụng này phải được lập biên bản. Chủ tàu phải thanh toán số lương thực, thực phẩm đã sử dụng.

- Trường hợp tàu biển đang trong tình trạng nguy hiểm trên biển thì có quyền yêu cầu cứu nạn và sau khi thỏa thuận với các tàu đến cứu nạn, có quyền chỉ định tàu thực hiện việc cứu hộ.

Thuyền trưởng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thuyền trưởng
Hỏi đáp Pháp luật
Thuyền trưởng có địa vị pháp lý như thế nào? Trách nhiệm của thuyền trưởng trong việc bắt, giữ người trên tàu biển như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuyền trưởng phương tiện hoạt động trên biển có trách nhiệm gì trong phối hợp tìm kiếm, cứu nạn tại hiện trường trên biển?
Hỏi đáp pháp luật
GCNKNCM thuyền trưởng hạng nhì thì được đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng các loại phương tiện thủy nội địa nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thuyền viên là gì? Loại phương tiện nào phải có thuyền trưởng?
Hỏi đáp pháp luật
Loại phương tiện nào phải có thuyền trưởng
Hỏi đáp pháp luật
Thuyền trưởng tàu thủy nội địa không mang theo chứng chỉ hành nghề khi lái tàu bị phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Giấy chứng nhận chuyên môn của thuyền trưởng tàu thủy nội địa không đúng với phương tiện điều khiển phạt thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Xử phạt trường hợp thuyền viên tàu thủy nội địa theo quy định phải có bằng thuyền trưởng hạng nhì mà không có chứng chỉ chuyên môn
Hỏi đáp pháp luật
Xử phạt trường hợp thuyền viên tàu thủy nội địa theo quy định phải có bằng thuyền trưởng hạng ba mà không có chứng chỉ chuyên môn
Hỏi đáp pháp luật
Xử phạt trường hợp thuyền viên tàu thủy nội địa theo quy định phải có bằng thuyền trưởng hạng nhất mà không có chứng chỉ chuyên môn
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thuyền trưởng
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
926 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào