Để được xét thăng hạng lên giáo viên mầm non hạng 2 thì cần giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 3 bao lâu?
Để được xét thăng hạng lên giáo viên mầm non hạng 2 thì cần giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 3 bao lâu?
Căn cứ theo điểm e khoản 4 Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều 4. Giáo viên mầm non hạng II - Mã số V.07.02.25
...
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục mầm non và triển khai thực hiện có kết quả vào nhiệm vụ được giao;
b) Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục mầm non; chủ động, linh hoạt điều chỉnh kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương;
c) Chủ động tổ chức và phối hợp kịp thời với đồng nghiệp, cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
...
e) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) hoặc tương đương từ đủ 03 (ba) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Theo đó, để được xét thăng hạng lên giáo viên mầm non hạng 2 thì viên chức phải đảm bảo có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 3 hoặc tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký xét thăng hạng.
Ngoài ra, để được xét thăng hạng lên giáo viên mầm non hạng 2 cũng cần phải đáp ứng các điều kiện khác theo quy định.
Để được xét thăng hạng lên giáo viên mầm non hạng 2 thì cần giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng 3 bao lâu? (Hình từ Internet)
Giáo viên mầm non phải đáp ứng tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp nào?
Căn cứ theo Điều 2a Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT, giáo viên mầm non phải đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp dưới đây:
- Chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành và địa phương về giáo dục mầm non.
- Thường xuyên trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước trẻ em.
- Yêu nghề, thương yêu trẻ em; biết quản lý cảm xúc; đối xử công bằng và tôn trọng trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
- Thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ chung của viên chức và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đạo đức nhà giáo.
Giáo viên mầm non cần phải đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ theo Chương 2 Quy đinh chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành kèm theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 29/2021/TT-BGDĐT, giáo viên mầm non cần phải đáp ứng 05 tiêu chuẩn nghề nghiệp với 15 tiêu chí được đánh giá theo mức đạt, mức khá và mức tốt cụ thể như sau:
- Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất nhà giáo
Tuân thủ các quy định và rèn luyện đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.
+ Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo
+ Tiêu chí 2. Phong cách làm việc
- Tiêu chuẩn 2: Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Nắm vững chuyên môn nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực, tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phát triển toàn diện trẻ em.
+ Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân
Riêng đối với tiêu chí này chỉ được đánh giá theo mức khá và mức tốt.
+ Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo hướng phát triển toàn diện trẻ em
+ Tiêu chí 5. Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em
+ Tiêu chí 6. Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em
+ Tiêu chí 7. Quan sát và đánh giá sự phát triển của trẻ em
+ Tiêu chí 8. Quản lý nhóm, lớp
- Tiêu chuẩn 3: Xây dựng môi trường giáo dục
Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
+ Tiêu chí 9. Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện
+ Tiêu chí 10. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
- Tiêu chuẩn 4: Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng
+ Tiêu chí 11. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
+ Tiêu chí 12. Phối hợp với cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng để bảo vệ quyền trẻ em
-Tiêu chuẩn 5: Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc), ứng dụng công nghệ thông tin, thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
+ Tiêu chí 13. Sử dụng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc tiếng dân tộc của trẻ em
+ Tiêu chí 14. Ứng dụng công nghệ thông tin
+ Tiêu chí 15. Thể hiện khả năng nghệ thuật trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?