Hướng dẫn tra cứu cơ sở khám chữa bệnh cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH?
Hướng dẫn tra cứu cơ sở khám chữa bệnh cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH?
Tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định giấy nghỉ việc hưởng BHXH được cấp bởi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp.
Dưới đây là hướng dẫn tra cứu cơ sở khám chữa bệnh cấp giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội như sau:
Bước 1: Truy cập https://baohiemxahoi.gov.vn/pages/default.asp
Bước 2: Chọn "Tra cứu trực tuyến"
Bước 3: Chọn "Tra cứu CSKCB cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH"
Bước 4: Nhập các thông tin
Bước 5: Chọn "Tra cứu"
Kết quả trả về là danh sách các cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH trên địa bàn đã lựa chọn.
Hướng dẫn tra cứu cơ sở khám chữa bệnh cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH? (Hình từ Internet)
Người lao động có giấy nghỉ việc hưởng BHXH được nghỉ bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT quy định nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội:
Điều 20. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
...
2. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Trường hợp người lao động trong cùng một thời gian được hai chuyên khoa trở lên của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau khám và cùng được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thì chỉ được hưởng một trong những giấy chứng nhận có thời gian nghỉ dài nhất.
Trường hợp người lao động khám nhiều chuyên khoa trong cùng một ngày tại cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhiều bệnh khác nhau thì chỉ cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và được giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với bệnh có chế độ cao nhất.
Trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo Chương trình Chống lao Quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp người lao động bị sẩy thai, phá thai, nạo, hút thai, thai chết lưu mà tuổi thai từ 13 tuần tuổi trở lên thì thời gian nghỉ tối đa theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội nhưng không quá 50 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó, người lao động có giấy nghỉ việc hưởng BHXH thì được nghỉ tối đa 30 ngày.
Ngoài ra, người lao động có giấy nghỉ việc hưởng BHXH được nghỉ dài hơn 30 ngày trong các trường hợp sau:
- Người lao động điều trị bệnh lao theo Chương trình Chống lao Quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội.
- Người lao động bị sẩy thai, phá thai, nạo, hút thai, thai chết lưu mà tuổi thai từ 13 tuần tuổi trở lên thì thời gian nghỉ tối đa không quá 50 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau của người lao động gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định hồ sơ hưởng chế độ ốm đau:
Điều 100. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
1. Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
2. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
3. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101 của Luật này.
Như vậy, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau của người lao động gồm những giấy tờ sau:
- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú.
- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú.
- Trường hợp người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
- Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?