Chính thức đã có Điểm thi vào lớp 10 tỉnh Kiên Giang năm 2024-2025 chi tiết?
Chính thức đã có Điểm thi vào lớp 10 tỉnh Kiên Giang năm 2024-2025 chi tiết?
Căn cứ theo Công văn 1033/SGDĐT-GDPT&GDTX năm 2024 Tại đây của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang, lịch tổ chức thi vào lớp 10 tỉnh Kiên Giang năm 2024 cụ thể như sau:
Theo đó, lịch công bố điểm thi vào lớp 10 tỉnh Kiên Giang năm 2024 sẽ có trước ngày 20/06/2024 qua phần mềm.
Dưới đây là Điểm thi vào lớp 10 tỉnh Kiên Giang năm 2024-2025 chi tiết như sau:
1. THCS&THPT Võ Văn Kiệt
2. THPT Nguyễn Thần Hiến
3. THPT Nguyễn Trung Trực
4. THCS&THPT Thạnh Tây
5. PT DTNT THPT Kiên Giang
6. THCS&THPT Long Thạnh
7. THPT Cây Dương
8. THCS&THPT Vĩnh Hòa Hưng Bắc
(tiếp tục cập nhật)
Chính thức đã có Điểm thi vào lớp 10 tỉnh Kiên Giang năm 2024-2025 chi tiết? (Hình từ Internet)
Đánh giá kết quả rèn luyện và học tập học sinh lớp 10 bằng hình thức nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về hình thức đánh giá như sau:
Điều 5. Hình thức đánh giá
1. Đánh giá bằng nhận xét
a) Giáo viên dùng hình thức nói hoặc viết để nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
...
2. Đánh giá bằng điểm số
a) Giáo viên dùng điểm số để đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
b) Đánh giá bằng điểm số được sử dụng trong đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì thông qua các hình thức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ rèn luyện và học tập của học sinh phù hợp với đặc thù của môn học.
3. Hình thức đánh giá đối với các môn học
a) Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
b) Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Như vậy, học sinh lớp 10 trung học phổ thông được đánh giá kết quả rèn luyện và học tập hiện nay được chia thành 3 trường hợp:
- Đánh giá bằng nhận xét: Giáo viên dùng hình thức nói trực tiếp trên lớp để nhận xét quá trình học tập của học sinh.
- Đánh giá bằng điểm số: Việc đánh giá bằng điểm số cũng là một phần nào đó nói lên được thực lực của học sinh thể hiện bằng kết quả điểm số.
- Hình thức đánh giá đối với tất cả các môn học: Kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo một trong hai mức: Đạt, chưa đạt kết hợp với kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10.
Kế hoạch tuyển sinh của sở giáo dục và đào tạo cần phải có những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT có cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều 10. Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Lập kế hoạch tuyển sinh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm các nội dung chính sau: địa bàn, phương thức, đối tượng, chế độ ưu tiên, tổ chức công tác tuyển sinh trung học phổ thông.
Riêng đối với những địa phương chọn phương thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển cần có thêm các nội dung sau:
a) Môn thi, ra đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài, hệ số điểm bài thi, điểm cộng thêm;
b) Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng ra đề thi, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo bài thi; công tác ra đề thi, sao in, gửi đề thi.
2. Hướng dẫn công tác tuyển sinh cho các phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông.
3. Ra quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh; quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường trung học phổ thông. Tiếp nhận hồ sơ của các hội đồng tuyển sinh, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
5. Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, đột xuất về công tác tuyển sinh với ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, kế hoạch tuyển sinh của sở giáo dục và đào tạo cần phải có những nội dung chính sau: địa bàn, phương thức, đối tượng, chế độ ưu tiên, tổ chức công tác tuyển sinh trung học phổ thông.
Riêng đối với những địa phương chọn phương thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển cần có thêm các nội dung sau:
- Môn thi, ra đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài, hệ số điểm bài thi, điểm cộng thêm;
- Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng ra đề thi, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo bài thi; công tác ra đề thi, sao in, gửi đề thi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của đảng như thế nào?
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?