Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc trường hợp nào?
Tử hình được hiểu như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tử hình được hiểu như sau:
Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự 2015 quy định.
Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 40. Tử hình
...
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Người đủ 75 tuổi trở lên;
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
...
Như vậy, không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
- Người đủ 75 tuổi trở lên;
- Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người như sau:
- Người dưới 18 tuổi khi phạm tội,
- Phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
- Người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.
Hội đồng thi hành án tử hình bao gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 78 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình như sau:
Điều 78. Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình
1. Ngay khi có quyết định thi hành án tử hình, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án có văn bản yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu cử đại diện lãnh đạo tham gia Hội đồng thi hành án tử hình. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải có văn bản cử đại diện lãnh đạo tham gia Hội đồng thi hành án tử hình.
...
3. Hội đồng thi hành án tử hình bao gồm:
a) Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp;
c) Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp.
...
Như vậy, hội đồng thi hành án tử hình bao gồm:
- Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án làm Chủ tịch Hội đồng;
- Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp;
- Thủ trưởng hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình như thế nào?
Căn cứ theo Điều 79 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thi hành án tử hình như sau:
- Hội đồng thi hành án tử hình có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Quyết định kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành án;
+ Tổ chức kiểm tra các điều kiện về người chấp hành án tử hình theo quy định của Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự; ra quyết định hoãn thi hành án và báo cáo Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án khi người bị kết án không đủ điều kiện để thi hành án;
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thi hành án; yêu cầu đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan, tổ chức hỗ trợ bảo đảm an toàn việc thi hành án trong trường hợp cần thiết;
+ Điều hành việc thi hành án theo kế hoạch;
+ Thông báo kết quả thi hành án cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự;
+ Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình.
- Chủ tịch Hội đồng thi hành án tử hình triệu tập họp, công bố các quyết định có liên quan đến việc thi hành án tử hình, quyết định thời gian thi hành án; những nội dung cần giữ bí mật; các điều kiện bảo đảm việc tổ chức thực hiện kế hoạch thi hành án; địa điểm mai táng đối với trường hợp không được nhận tử thi hoặc không có đơn đề nghị được nhận tử thi. Cuộc họp phải được lập biên bản, lưu hồ sơ thi hành án tử hình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?