Người sử dụng lao động có lập đoàn điều tra tai nạn trên đường đi làm về không?
Người sử dụng lao động có lập đoàn điều tra tai nạn trên đường đi làm về không?
Tại Điều 23 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định về điều tra tai nạn giao thông liên quan đến lao động như sau:
Điều 23. Điều tra tai nạn giao thông liên quan đến lao động
Trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông khi đang thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động hoặc khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc đi từ nơi làm việc về nơi ở thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động có thẩm quyền quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, Điều 11 và Điều 21 Nghị định này tiến hành xác minh, lập biên bản Điều tra tai nạn lao động căn cứ vào một trong các văn bản, tài liệu sau đây:
1. Hồ sơ giải quyết tai nạn giao thông của cơ quan cảnh sát giao thông;
2. Văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an cấp xã nơi xảy ra tai nạn;
3. Văn bản xác nhận bị tai nạn của chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn.
Như vậy, nếu người lao động bị tai nạn lao động trên đường đi làm về thì sẽ thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động tiến hành xác minh, lập biên bản Điều tra tai nạn lao động.
Người sử dụng lao động có lập đoàn điều tra tai nạn trên đường đi làm về không? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động là gì?
Tại Điều 12 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định nhiệm vụ của Đoàn Điều tra tai nạn lao động như sau:
Điều 12. Nhiệm vụ của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động
1. Trưởng Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:
a) Quyết định tiến hành việc Điều tra ngay, kể cả trường hợp vắng một trong các thành viên Đoàn Điều tra;
b) Phân công cụ thể nhiệm vụ đối với từng thành viên trong Đoàn Điều tra;
c) Tổ chức thảo luận về kết quả Điều tra vụ tai nạn lao động; quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình đối với kết quả Điều tra tai nạn lao động;
d) Tổ chức, chủ trì cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
2. Các thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động có nhiệm vụ sau đây:
a) Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công và tham gia vào hoạt động chung của Đoàn Điều tra;
b) Có quyền nêu và bảo lưu ý kiến; trường hợp không thống nhất với quyết định của Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động thì báo cáo lãnh đạo cơ quan cử tham gia Đoàn Điều tra;
c) Không được Tiết lộ thông tin, tài liệu trong quá trình Điều tra khi chưa công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
Như vậy, nhiệm vụ của thành viên Đoàn Điều tra tai nạn lao động là:
- Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng đoàn phân công và tham gia vào hoạt động chung của Đoàn Điều tra;
- Có quyền nêu và bảo lưu ý kiến; trường hợp không thống nhất với quyết định của Trưởng đoàn Điều tra tai nạn lao động thì báo cáo lãnh đạo cơ quan cử tham gia Đoàn Điều tra;
- Không được Tiết lộ thông tin, tài liệu trong quá trình Điều tra khi chưa công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
Đoàn điều tra tai nạn lao động có mấy cấp?
Tại Điều 11 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định về quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động như sau:
Điều 11. Quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động
1. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
a) Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động nhẹ hoặc tai nạn lao động làm bị thương nặng 01 người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động phải thành lập ngay Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Đối với các vụ tai nạn lao động xảy ra tại nơi thuộc thẩm quyền quản lý của người sử dụng lao động, nhưng nạn nhân là người lao động thuộc quyền quản lý của người sử dụng lao động khác, thì người sử dụng lao động tại nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, đồng thời mời đại diện người sử dụng lao động của nạn nhân tham gia Đoàn Điều tra.
2. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh
a) Khi nhận được tin báo xảy ra tai nạn làm chết người hoặc làm từ 02 người bị tai nạn nặng trở lên thuộc thẩm quyền Điều tra, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cử người đến hiện trường trong thời hạn 02 giờ và thông báo cho các cơ quan cử người tham gia Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh.
b) Đối với các vụ tai nạn quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định này, sau khi nhận đủ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho các cơ quan cử người tham gia Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, tiến hành Điều tra và lập biên bản xác minh tai nạn lao động.
c) Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương
Việc thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương theo Khoản 3 Điều 35 Luật An toàn, vệ sinh lao động được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương, trừ các vụ tai nạn lao động được quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động;
b) Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc Bộ trưởng các bộ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 21 Nghị định này thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương để Điều tra các vụ tai nạn lao động xảy ra trong các lĩnh vực quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động;
c) Quyết định thành lập Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, Đoàn điều tra tai nạn lao động có 3 cấp:
- Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở
- Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh
- Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp trung ương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?