Có phải tất cả dự án đầu tư đều phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
Có phải tất cả dự án đầu tư đều phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:
Điều 37. Trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
3. Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.
4. Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật này.
Như vậy, không phải tất cả dự án đầu tư đều phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Một số dự án đầu tư không bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư như:
- Thứ nhất, dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước.
- Thứ hai, dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Đầu tư 2020.
Đối với hai dự án trên nếu nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
- Thứ ba, đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
Có phải tất cả dự án đầu tư đều phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không? (Hình từ Internet)
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 38 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau:
Điều 38. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
1. Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật này trong thời hạn sau đây:
a) 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
b) 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
...
Theo đó, thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư quy định tại các Điều 30, 31, 32 Luật Đầu tư 2020 như sau:
- Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư: thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư.
- Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 38 Luật Đầu tư 2020: thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư.
Thực hiện dự án đầu tư trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 và khoản 4 Điều 19 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 19. Vi phạm về thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam
...
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thực hiện dự án trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư;
b) Không ngừng hoạt động sau khi cấp có thẩm quyền quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
đ) Buộc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Và căn cứ theo Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Mức phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính tại Nghị định này được quy định như sau:
a) Trong lĩnh vực đầu tư là 300.000.000 đồng;
b) Trong lĩnh vực đấu thầu là 300.000.000 đồng;
c) Trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp là 100.000.000 đồng;
d) Trong lĩnh vực quy hoạch là 500.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, thực hiện dự án đầu tư trước khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức; phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân.
Ngoài ra, buộc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?