Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm thuốc cho cơ sở y tế?

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm thuốc cho cơ sở y tế? Thông tin về gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm thuốc có gì?

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm thuốc cho cơ sở y tế?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Thông tư 07/2024/TT-BYT quy định về trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:

Điều 13. Trình, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
....
3. Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 40 và Điều 41 của Luật Đấu thầu.
....

Mặt khác, theo khoản 2 Điều 41 Luật đấu thầu 2023 quy định về phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm cụ thể như:

Điều 41. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm
.....
2. Người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
3. Người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu quy định tại khoản 2 Điều này tổ chức thẩm định các nội dung theo quy định tại Điều 39 của Luật này trước khi phê duyệt.

Mặt khác theo khoản 24 Điều 4 Luật đấu thầu 2023 có quy định như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
.....
24. Người có thẩm quyền là người quyết định đầu tư hoặc người quyết định việc mua sắm theo quy định của pháp luật. Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư, người có thẩm quyền là người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
.....

Căn cứ tại Điều 91 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định việc mua sắm như sau:

Điều 91. Thẩm quyền quyết định việc mua sắm
1. Thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản:
a) Thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản công tại cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;
b) Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản thuộc các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước đối với nguồn kinh phí thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
2. Thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ không thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều này:
a) Thủ trưởng cơ quan trung ương quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm đối với nguồn kinh phí khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của cơ quan trung ương (bao gồm cả việc mua sắm tại cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không thuộc phạm vi quản lý của cơ quan trung ương);
b) Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm đối với nguồn kinh phí khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của địa phương (bao gồm cả việc mua sắm tại cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không thuộc phạm vi quản lý của địa phương);
....

Thông qua các quy định trên, người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm thuốc cho cơ sở y tế hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Ngoài ra, người có thẩm quyền trong trường hợp này là người quyết định việc mua sắm theo quy định pháp luật. Tương ứng với từng cơ sở y tế và từng trường hợp cụ thể, thẩm quyền quyết định việc mua sắm được thực hiện theo Điều 91 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm thuốc cho cơ sở y tế?

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm thuốc cho cơ sở y tế? (Hình từ Internet)

Thông tin về gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm thuốc có gì?

Theo Điều 12 Thông tư 07/2024/TT-BYT, thông tin về gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm thuốc tối thiểu các nội dung sau:

[1] Mỗi phần trong gói thầu thuốc generic bao gồm các thông tin:

- Tên hoạt chất.

- Nồng độ hoặc hàm lượng.

- Đường dùng, dạng bào chế.

- Nhóm thuốc.

- Đơn vị tính.

- Số lượng.

- Đơn giá và tổng giá trị của thuốc đó;

[2] Mỗi phần trong gói thầu thuốc biệt dược gốc bao gồm các thông tin:

- Tên thuốc kèm theo cụm từ “hoặc tương đương” theo quy định tại điểm c khoản 9 Điều 24 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.

- Tên hoạt chất.

- Nồng độ hoặc hàm lượng; đường dùng, dạng bào chế.

- Đơn vị tính.

- Số lượng.

- Đơn giá và tổng giá trị của thuốc đó.

Trường hợp một hoạt chất có nhiều tên biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu đã được Bộ Y tế công bố tại danh mục thuốc biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu thì mục tên thuốc cần ghi đủ tên các biệt dược gốc hoặc sinh phẩm tham chiếu;

[3] Mỗi phần trong gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền, bán thành phẩm dược liệu, vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa gồm các thông tin: tên thuốc hoặc tên bán thành phẩm dược liệu hoặc vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa; đường dùng, dạng bào chế; đơn vị tính; số lượng; nhóm thuốc; đơn giá. Việc ghi tên thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền, bán thành phẩm dược liệu, vị thuốc cổ truyền có dạng bào chế cao, cốm, bột, dịch chiết, tinh dầu, nhựa, gôm, thạch đã được tiêu chuẩn hóa trong gói thầu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này;

[4] Mỗi phần trong gói thầu dược liệu, gói thầu vị thuốc cổ truyền bao gồm các thông tin: tên dược liệu hoặc vị thuốc cổ truyền; tên khoa học; tiêu chuẩn chất lượng; bộ phận dùng; dạng sơ chế hoặc phương pháp chế biến; nhóm thuốc; đơn vị tính; số lượng; đơn giá và tổng giá trị thuốc đó.

Trường hợp cơ sở y tế công lập bổ sung thêm các thông tin khác về gói thầu quy định tại Khoản này thì đơn vị chịu trách nhiệm giải trình về các thông tin bổ sung này.

Gói thầu thuốc generic được phân chia thành mấy nhóm?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 07/2024/TT-BYT quy định về Gói thầu thuốc generic cụ thể như:

Điều 4. Gói thầu thuốc generic
Gói thầu thuốc generic có thể có một hoặc nhiều thuốc generic, mỗi danh mục thuốc generic phải được phân chia thành các nhóm, mỗi thuốc generic trong một nhóm là một phần của gói thầu. Gói thầu thuốc generic được phân chia thành 05 nhóm theo tiêu chí kỹ thuật như sau:
1. Nhóm 1 bao gồm thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành hoặc được cấp giấy phép nhập khẩu để lưu hành tại Việt Nam và đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
a) Được sản xuất toàn bộ trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc dây chuyền sản xuất thuốc đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP tại nước thuộc danh sách SRA hoặc EMA và được cơ quan quản lý dược Việt Nam công bố đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc nguyên tắc, tiêu chuẩn tương đương EU-GMP;
....

Như vậy, gói thầu thuốc generic được phân chia thành 05 nhóm theo từng tiêu chí kỹ thuật.

Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Hỏi đáp Pháp luật
Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm thuốc cho cơ sở y tế?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2024 là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung chính của Kế hoạch lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn bắt buộc phải đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Tờ trình phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Ai có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt dự toán và kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu mua sắm xe ô tô từ nguồn chi thường xuyên?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 01/01/2024, khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu được mua thêm lên đến 30% khối lượng hạng mục tương ứng trong hợp đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự toán mua sắm được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Dương Thanh Trúc
319 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào