Sản phẩm tạm nhập khẩu có được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu không?

Kinh doanh sản phẩm tạm nhập khẩu có được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu không? Cơ quan kiểm tra nhà nước có quyền và trách nhiệm gì?

Sản phẩm tạm nhập khẩu có được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu không?

Căn cứ Điều 13 Nghị định 15/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm đ khoản 2 Điều 41 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu:

Điều 13. Các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm)
1. Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
3. Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
4. Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.
5. Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.
6. Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.
7. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
8. Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
9. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo quy định trên, sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế thì được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu. Trừ trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm.

Kinh doanh sản phẩm tạm nhập khẩu có được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu không?

Sản phẩm tạm nhập khẩu có được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu không? (Hình từ Internet)

Cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu có quyền và trách nhiệm gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu có quyền và trách nhiệm sau:

- Quyết định áp dụng chuyển đổi phương thức kiểm tra từ phương thức kiểm tra thông thường sang phương thức kiểm tra giảm và áp dụng phương thức kiểm tra thông thường sau 03 (ba) lần kiểm tra chặt đạt yêu cầu thực phẩm nhập khẩu

- Tiến hành kiểm tra thực phẩm theo phương thức và thủ tục được quy định

- Tuân thủ việc lấy mẫu, lưu mẫu theo quy định của pháp luật

- Thu phí, lệ phí kiểm tra, kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí

- Bảo đảm trình độ chuyên môn, tính chính xác, trung thực và khách quan khi kiểm tra, xác nhận an toàn thực phẩm đối với các lô hàng, mặt hàng nhập khẩu

- Chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn về tổ chức và nghiệp vụ của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương

- Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của chủ hàng. Nếu gây thiệt hại cho chủ hàng, cơ quan kiểm tra nhà nước phải hoàn trả toàn bộ phí kiểm nghiệm, phí kiểm tra, đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho chủ hàng (nếu có) theo quy định của pháp luật

- Lưu trữ hồ sơ kiểm tra theo quy định của pháp luật và xuất trình hồ sơ lưu trữ khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu

- Thực hiện báo cáo 06 tháng/lần về bộ quản lý chuyên ngành tương ứng hoặc báo cáo đột xuất khi có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương của Việt Nam hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất hoặc báo cáo về kết quả xử lý thực phẩm không đạt yêu cầu đối với thực phẩm nhập khẩu

Các hành vi nào bị cấm về an toàn thực phẩm?

Căn cứ Điều 5 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định những hành vi bị cấm về an toàn thực phẩm, bao gồm:

- Sử dụng nguyên liệu không thuộc loại dùng cho thực phẩm để chế biến thực phẩm

- Sử dụng nguyên liệu thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không bảo đảm an toàn để sản xuất, chế biến thực phẩm

- Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm

- Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân, bị tiêu hủy để sản xuất, kinh doanh thực phẩm

- Sản xuất, kinh doanh:

+ Thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa

+ Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

+ Thực phẩm bị biến chất

+ Thực phẩm có chứa chất độc hại hoặc nhiễm chất độc, tác nhân gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép

+ Thực phẩm có bao gói, đồ chứa đựng không bảo đảm an toàn hoặc bị vỡ, rách, biến dạng trong quá trình vận chuyển gây ô nhiễm thực phẩm

+ Thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu

+ Thực phẩm không được phép sản xuất, kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh

+ Thực phẩm chưa được đăng ký bản công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp thực phẩm đó thuộc diện phải được đăng ký bản công bố hợp quy

+ Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc quá thời hạn sử dụng

- Sử dụng phương tiện gây ô nhiễm thực phẩm, phương tiện đã vận chuyển chất độc hại chưa được tẩy rửa sạch để vận chuyển nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm

- Cung cấp sai hoặc giả mạo kết quả kiểm nghiệm thực phẩm

- Che dấu, làm sai lệch, xóa bỏ hiện trường, bằng chứng về sự cố an toàn thực phẩm hoặc các hành vi cố ý khác cản trở việc phát hiện, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm

- Người mắc bệnh truyền nhiễm tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm

- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại cơ sở không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật

- Quảng cáo thực phẩm sai sự thật, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng

- Đăng tải, công bố thông tin sai lệch về an toàn thực phẩm gây bức xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh

- Sử dụng trái phép lòng đường, vỉa hè, hành lang, sân chung, lối đi chung, diện tích phụ chung để chế biến, sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố

Tạm nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tạm nhập khẩu
Hỏi đáp Pháp luật
Sản phẩm tạm nhập khẩu có được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tạm nhập khẩu
Phan Vũ Hiền Mai
493 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tạm nhập khẩu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tạm nhập khẩu

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Xem toàn bộ 12 văn bản về An toàn thực phẩm mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào