Điểm chuẩn xét học bạ Trường Đại học Thương mại 2024 như thế nào?
Điểm chuẩn xét học bạ Trường Đại học Thương mại 2024 như thế nào?
Căn cứ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH năm 2024 quy định Danh mục mã số các phương thức xét tuyển và Thông báo 1363/TB-ĐHTM-HĐTS của Trường Đại học Thương mại Tải về Thông báo Điểm chuẩn đủ điều kiện trúng tuyển đại học chính quy năm 2024 theo các phương thức xét tuyển 200, 402a, 402b, 410 thì Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Thương mại vừa thông qua điểm chuẩn đủ điều kiện trúng tuyển đại học chính quy năm 2024 của 4 phương thức:
(1) Xét tuyển theo kết quả học tập cấp THPT đối với thí sinh trường chuyên/trọng điểm quốc gia - Mã phương thức xét tuyển 200;
(2) Xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội tổ chức cho tuyển sinh năm 2024 - Mã phương thức xét tuyển 402a;
(3) Xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá tư duy do ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức cho tuyển sinh năm 2024 - Mã phương thức xét tuyển 402b;
(4) Xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký xét tuyển với kết quả học tập cấp THPT đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 - Mã phương thức xét tuyển 410.
Dưới đây là Điểm chuẩn xét học bạ Trường Đại học Thương mại 2024 như sau:
Điểm chuẩn xét học bạ Đại học Thương mại 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường Đại học Thương Mại có trách nhiệm như thế nào trong công tác xét tuyển đại học năm 2024?
Căn cứ Điều 23 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định cơ sở giáo dục đại học nói chung và trường Đại học Thương Mại nói riêng trong công tác xét tuyển đại học năm 2024 có trách nhiệm sau:
- Cung cấp đầy đủ, đúng định dạng và bảo đảm tính xác thực của thông tin, dữ liệu tuyển sinh lên hệ thống theo hướng dẫn của Bộ GDĐT;
- Quy định (hoặc thống nhất với các cơ sở đào tạo khác) về mức thu, phương thức thu và sử dụng lệ phí dịch vụ tuyển sinh;
- Cung cấp đầy đủ thông tin, tư vấn và hướng dẫn thí sinh, không để thí sinh đăng ký dự tuyển vào một ngành, chương trình đào tạo hay theo một phương thức tuyển sinh của cơ sở đào tạo mà không đủ điều kiện;
- Bảo đảm quy trình xét tuyển chính xác, công bằng, khách quan; thực hiện các cam kết theo đề án tuyển sinh đã công bố;
- Kiểm tra thông tin và hồ sơ minh chứng khi thí sinh nhập học, bảo đảm tất cả thí sinh nhập học phải đủ điều kiện trúng tuyển;
- Giải quyết đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan tới công tác xét tuyển của cơ sở đào tạo theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn sử dụng học bạ THPT năm 2024?
Căn cứ nội dung Mẫu học bạ trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về việc sử dụng học bạ THPT được hướng dẫn như sau:
(1) Quy định chung
- Học bạ học sinh được nhà trường quản lý và bảo quản trong trường; đầu năm học, cuối học kỳ, cuối năm học, được bàn giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp để thực hiện việc ghi vào Học bạ và thu lại sau khi đã hoàn thành.
- Nội dung trang 1 phải được ghi đầy đủ khi xác lập Học bạ; Hiệu trưởng ký, đóng dấu xác nhận quá trình học tập từng năm học từ lớp 10 đến lớp 12.
(2) Giáo viên môn học
- Ghi điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá kết quả học tập theo môn học từng học kì, cả năm học; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu (nếu có) của học sinh.
- Khi sửa chữa (nếu có), dùng bút mực đỏ gạch ngang nội dung cũ, ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký xác nhận về việc sửa chữa bên cạnh nội dung đã sửa.
(3) Giáo viên chủ nhiệm
- Tiếp nhận và bàn giao lại Học bạ học sinh với văn phòng nhà trường.
- Đôn đốc việc ghi vào Học bạ điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá kết quả học tập của học sinh của giáo viên môn học.
- Ghi đầy đủ các nội dung trên trang 1, nội dung ở phần đầu các trang tiếp theo, nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh theo từng năm học.
- Ghi kết quả tổng hợp đánh giá; mức đánh giá lại môn học hoặc rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có); đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với học sinh phải rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có).
- Ghi rõ được lên lớp hoặc không được lên lớp; hoàn thành hoặc chưa hoàn thành chương trình trung học phổ thông; chứng chỉ (nếu có), kết quả tham gia các cuộc thi (nếu có), khen thưởng (nếu có).
- Ghi nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu và những biểu hiện nổi bật của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; những vấn đề cần quan tâm giúp đỡ thêm trong quá trình rèn luyện và học tập.
(4) Hiệu trưởng
- Phê duyệt Học bạ của học sinh khi kết thúc năm học.
- Kiểm tra việc quản lý, bảo quản, ghi Học bạ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?