Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ tại khoản 4, khoản 5 Điều 28 Nghị định 14/2021/NĐ-CP bị thay thế bởi Khoản 15 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm về quy định về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi như sau:
Điều 28. Vi phạm quy định về sử dụng chất cấm, thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh trong chăn nuôi
...
4. Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này; trường hợp không thể chuyển đổi được mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy;
b) Buộc tiêu hủy chất cấm và vật nuôi đã sử dụng chất cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 5 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt như sau:
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về chăn nuôi theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Như vây, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi theo quy đinh pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức cao nhất đối với cá nhân là từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng và nếu tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, tức là cao nhất có thể 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng.
Đồng thời, phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy chất cấm và vật nuôi đã sử dụng chất cấm. Nặng hơn, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị phạt vi phạm hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Không có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 14/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi như sau:
Điều 14. Vi phạm quy định về điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định;
b) Không có biện pháp kiểm soát động vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn, ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi;
c) Không có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;
d) Không thực hiện phân tích chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;
đ) Không có người phụ trách kỹ thuật hoặc người phụ trách kỹ thuật có trình độ chuyên môn không phù hợp;
e) Không có giải pháp thu gom và xử lý chất thải để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm;
g) Không thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo; trừ trường hợp nguyên liệu, thành phẩm đã được bao gói kín hoặc các khu sản xuất được bố trí riêng biệt;
h) Không có biện pháp bảo
...
Như vậy, hành vi không có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi theo quy định có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với hành vi vi phạm do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Có bao nhiêu loại chất cấm trong chăn nuôi?
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục 5 danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn chăn nuôi được ban hành kèm Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT liệt kê các loại chất cấm trong chăn nuôi như sau:
Như vậy, theo danh mục hóa chất, sản phẩm sinh học, vi sinh vật vật cấm sử dụng trong chăn nuôi có 25 loại chất bị cấm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?