Bệnh do não mô cầu là gì? Các biện pháp phòng Bệnh do não mô cầu gồm những biện pháp nào?

Bệnh do não mô cầu là gì? Các biện pháp phòng Bệnh do não mô cầu gồm những biện pháp nào? Các biện pháp phòng Bệnh do não mô cầu gồm những biện pháp nào?

Bệnh do não mô cầu là gì?

Căn cứ theo Mục 1 Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh do não mô cầu ban hành kèm theo Quyết định 3897/QĐ-BYT năm 2012 hướng dẫn về định nghĩa Bệnh do não mô cầu như sau:

Bệnh do não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, lây truyền theo đường hô hấp, thường gặp ở lứa tuổi trẻ và có khả năng gây thành dịch. Bệnh do não mô cầu có các thể lâm sàng: viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm khớp, viêm màng ngoài tim, ... trong đó viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết là thường gặp hơn. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ từ 10-20%. Tỷ lệ tử vong có thể từ 8 - 15%.

Trong cộng đồng tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng) ở mũi, hầu, họng từ 5% - 25%. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn tại khu vực ổ dịch.

Bệnh thường xảy ra ở nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại, ...), người bị suy giảm miễn dịch hoặc đồng nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Tại nước ta, bệnh lưu hành và được ghi nhận rải rác tại nhiều địa phưong, hay gặp vào mùa đông - xuân.

Bệnh do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm nhóm B.

(1) Đường lây truyền

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh do hít phải dịch tiết mũi, hầu, họng bắn ra từ người mang vi khuẩn (người bệnh và người lành mang trùng). Lây truyền qua đồ vật ít khi xảy ra.

(2) Vắc xin

Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh do não mô cầu nhóm huyết thanh A, B, C, Y, W-135.

(3) Nguồn bệnh, thời gian ủ bệnh và thời kỳ lây truyền

Ổ chứa của vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là người.

Thời gian ủ bệnh từ 2-10 ngày, thông thường từ 3 - 4 ngày.

Thời kỳ lây truyền của bệnh tùy thuộc vào thời gian tồn tại của vi khuẩn não mô cầu ở mũi, họng của người nhiễm khuẩn. Đối với người bệnh, khả năng lây truyền có thể từ vài ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến 24 giờ sau khi được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu.

Bệnh do não mô cầu là gì? Các biện pháp phòng Bệnh do não mô cầu gồm những biện pháp nào?

Bệnh do não mô cầu là gì? Các biện pháp phòng Bệnh do não mô cầu gồm những biện pháp nào? (Hình từ Internet)

Các biện pháp phòng Bệnh do não mô cầu gồm những biện pháp nào?

Theo Mục 3 Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh do não mô cầu ban hành kèm theo Quyết định 3897/QĐ-BYT năm 2012 hướng dẫn các biện pháp phòng Bệnh do não mô cầu như sau:

(1) Tuyên truyền cho cộng đồng, đặc biệt tại những vùng có dịch lưu hành, nơi có ổ dịch cũ về bệnh do não mô cầu và các biện pháp phòng chống:

- Thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.

- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, luyện tập, nâng cao thể trạng.

- Thực hiện tốt vệ sinh, thông khí nơi ở, nơi làm việc.

- Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh tại các cơ sở y tế.

- Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

(2) Có kế hoạch chủ động phòng chống bệnh do não mô cầu hàng năm. Tăng cường giám sát tại các tuyến, đặc biệt tại các ổ dịch cũ, nơi nguy cơ cao.

(3) Chuẩn bị đầy đủ về vật tư, hóa chất dự phòng khi dịch xảy ra.

Liều thuốc điều trị dự phòng Bệnh do não mô cầu như thế nào?

Theo Tiểu mục 2 Mục 4 Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh do não mô cầu ban hành kèm theo Quyết định 3897/QĐ-BYT năm 2012 hướng dẫn liều thuốc điều trị dự phòng Bệnh do não mô cầu như sau:

Sử dụng thuốc điều trị dự phòng càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 24h sau khi có chẩn đoán xác định ca bệnh có liên quan cho những người tiếp xúc gần, sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ, nếu không có kháng sinh đồ, sử dụng một trong các loại kháng sinh: Ciprotloxacin, Rifampicin, Azithromycin.

Liều dùng cụ thể như sau:

+ Ciprofloxacin: Uống một lần duy nhất, liều lượng 500 mg cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi (không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú).

+ Rifampicin: Chống chỉ định trong các trường hợp sau: đang có biểu hiện vàng da, có tiền sử tăng nhạy cảm với Rifampicin.

P Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: liều lượng 600mg/ lần, dùng 2 lần/ngày, dùng trong 2 ngày (không dùng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú).

P Trẻ em từ 1-12 tuổi: liều lượng 10 mg/kg cân nặng/ lần, dùng 2 lần/ngày, dùng trong 2 ngày.

P Trẻ em dưới 12 tháng: liều lượng 5mg/kg cân nặng/ lần, dùng 2 lần/ngày, dùng trong 2 ngày.

+ Azithromycin:

P Người lớn: uống 1 lần duy nhất, liều lượng 500 mg. Dùng được cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú.

P Trẻ em: uống 1 lần duy nhất, liều lượng 10 mg/kg cân nặng.

Tùy theo tùy tình hình cụ thể của từng ổ dịch, việc sử dụng kháng sinh dự phòng ở phạm vi rộng hơn sẽ theo hướng dẫn của các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur.

Thực hiện việc giám sát, thông tin, báo cáo theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007Thông tư 48/2010/TT-BYT (được thay thế bởi Thông tư 54/2015/TT-BYT)

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Có những hình thức kê đơn thuốc nào theo quy định?
Hỏi đáp Pháp luật
Thử nghiệm lâm sàng trong khám chữa bệnh sẽ tiến hành trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng khung giá dịch vụ khám bệnh trong các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các yếu tố nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu cơ sở khám chữa bệnh cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh dài ngày là gì? Nghỉ ốm đau dài ngày người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khung giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm theo yêu cầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hiện nay như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí khám chữa bệnh cho nhân viên có tính thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có các phòng khám chuyên khoa trong đa khoa thì có cần bố trí thêm phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách phòng bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế? Biến chứng của bệnh sởi là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Tạ Thị Thanh Thảo
73 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào