Đại biểu Quốc hội có tối đa bao nhiêu phút phát biểu tại phiên họp toàn thể của Quốc hội?
Đại biểu Quốc hội có tối đa bao nhiêu phút phát biểu tại phiên họp toàn thể của Quốc hội?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 18 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định như sau:
Điều 18. Thảo luận tại phiên họp toàn thể của Quốc hội
...
3. Thời gian phát biểu, giải trình tại phiên họp toàn thể của Quốc hội như sau:
a) Đại biểu Quốc hội phát biểu lần thứ nhất không quá 07 phút, phát biểu lần thứ hai không quá 03 phút;
b) Đại biểu Quốc hội tranh luận mỗi lần không quá 03 phút;
c) Cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trình, cơ quan chủ trì thẩm tra giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội mỗi lần không quá 10 phút.
...
Theo đó, thời gian phát biểu của Đại biểu Quốc hội tại phiên họp toàn thể của Quốc hội cụ thể như sau:
- Đại biểu Quốc hội phát biểu lần thứ nhất không quá 07 phút, phát biểu lần thứ hai không quá 03 phút.
- Đại biểu Quốc hội tranh luận mỗi lần không quá 03 phút.
Đại biểu Quốc hội có tối đa bao nhiêu phút phát biểu tại phiên họp toàn thể của Quốc hội? (Hình từ Internet)
Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn những ai tại kỳ họp Quốc hội?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Điều 50. Chất vấn của đại biểu Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn trực tiếp tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc gửi chất vấn bằng văn bản đến người bị chất vấn quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 của Luật này.
...
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 4 Điều 50 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Điều 4. Thẩm quyền giám sát của Quốc hội
...
đ) Đại biểu Quốc hội chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát văn bản quy phạm pháp luật, việc thi hành pháp luật; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; tham gia Đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tại các bộ, ngành, địa phương khi có yêu cầu.
...
Như vậy, tại kỳ họp Quốc hội thì Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn những người dưới đây:
- Chủ tịch nước.
- Chủ tịch Quốc hội.
- Thủ tướng Chính phủ.
- Bộ trưởng.
- Thành viên khác của Chính phủ.
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Tổng Kiểm toán nhà nước.
Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị các vấn đề gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau:
Điều 33. Quyền kiến nghị của đại biểu Quốc hội
1. Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp kín của Quốc hội và kiến nghị về những vấn đề khác mà đại biểu Quốc hội thấy cần thiết.
2. Kiến nghị của đại biểu Quốc hội được gửi bằng văn bản đến Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong đó nêu rõ lý do, nội dung kiến nghị.
Ủy ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tổng hợp, xử lý các kiến nghị của đại biểu Quốc hội theo thẩm quyền và báo cáo Quốc hội trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trong các trường hợp khác mà Ủy ban thường vụ Quốc hội thấy cần thiết.
3. Trường hợp có từ một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, trưng cầu ý dân, thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội, quyết định họp bất thường, họp kín hoặc có từ hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với một người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn thì Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo để Quốc hội xem xét, quyết định.
4. Số lượng kiến nghị cần thiết quy định tại khoản 3 Điều này là tổng số kiến nghị mà Ủy ban thường vụ Quốc hội tiếp nhận được trong khoảng thời gian từ ngày khai mạc kỳ họp này đến trước ngày khai mạc kỳ họp tiếp theo hoặc đến trước ngày tiến hành phiên họp của Quốc hội về nội dung có liên quan trong trường hợp đại biểu Quốc hội kiến nghị Quốc hội tổ chức phiên họp kín.
5. Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng biện pháp cần thiết để thực hiện Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Theo quy định này, Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị các vấn đề sau:
- Quốc hội làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp.
- Trưng cầu ý dân.
- Thành lập Ủy ban lâm thời của Quốc hội.
- Bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
- Tổ chức phiên họp bất thường, phiên họp kín của Quốc hội.
- Những vấn đề khác mà đại biểu Quốc hội thấy cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?