Thời gian nghỉ thai sản có phải đóng đảng phí không? Mức đóng đảng phí trong thời gian nghỉ thai sản như thế nào?

Thời gian nghỉ thai sản có phải đóng đảng phí không? Mức đóng đảng phí trong thời gian nghỉ thai sản như thế nào? Đảng viên nghỉ thai sản thì đóng đảng phí cho ai?

Thời gian nghỉ thai sản có phải đóng đảng phí không?

Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục B Quy định chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 quy định các đối tượng đóng đảng phí, cụ thể như sau:

B- QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I- Đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên
Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân); đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng.
1- Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, các khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí.
2- Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội: đóng đảng phí hằng tháng bằng 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội.
3- Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế: đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác từ quỹ tiền lương của đơn vị.
4- Đảng viên khác ở trong nước (bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…): đóng đảng phí từ 2.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng. Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động.
5- Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước
5.1- Đảng viên làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở ngoài nước; đảng viên là lưu học sinh theo Hiệp định được nước ngoài tài trợ hoặc được đài thọ từ ngân sách nhà nước đóng đảng phí bằng 1% mức sinh hoạt phí hằng tháng.
5.2- Đảng viên đi du học tự túc; đảng viên đi xuất khẩu lao động; đảng viên đi theo gia đình, đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống, mức đóng hằng tháng từ 2 đến 5 USD.
5.3- Đảng viên là chủ hoặc đồng chủ sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại, cửa hàng dịch vụ, mức đóng tối thiểu hằng tháng là 10 USD.
6- Khuyến khích đảng viên thuộc mọi đối tượng trên đây tự nguyện đóng đảng phí cao hơn mức quy định nhưng phải được chi ủy đồng ý.
Đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nếu có đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng đảng phí, chi bộ xem xét, báo cáo lên cấp ủy cơ sở quyết định.

Theo đó các đối tượng phải đóng đảng phí gồm có:

- Đảng viên công tác trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang.

- Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội.

- Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế.

- Đảng viên khác ở trong nước (bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…).

- Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước.

Như vậy, khi nghỉ thai sản đảng viên mặc dù không đi làm để được hưởng tiền lương trực tiếp của cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp nhưng đảng viên có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và được thanh toán tiền chế độ thai sản trong thời gian nghỉ.

Do đó, với việc được nhận trợ cấp từ cơ quan bảo hiểm xã hội, lao động nữ nghỉ thai sản vẫn sẽ phải đóng đảng phí theo diện Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội.

Thời gian nghỉ thai sản có phải đóng đảng phí không? Mức đóng đảng phí trong thời gian nghỉ thai sản như thế nào? (Hình từ Internet)

Mức đóng đảng phí trong thời gian nghỉ thai sản như thế nào?

Căn cứ tiết 2 Tiểu mục 1 Mục B Quy định chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 quy định Mức đóng đảng phí trong thời gian nghỉ thai sản như sau:

B- QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I- Đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên
...
2- Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội: đóng đảng phí hằng tháng bằng 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội.
...

Theo đó, đảng viên nghỉ hưởng chế độ thai sản vẫn được bảo hiểm xã hội trả lương nên phải đóng đảng phí hằng tháng bằng 0,5% mức tiền lương bảo hiểm xã hội.

Như vậy, mức đóng đảng phí trong thời gian nghỉ thai sản như sau:

Mức đóng đảng phí/tháng khi nghỉ thai sản = 0,5% x Mức tiền lương bảo hiểm xã hội

Đảng viên nghỉ thai sản thì đóng đảng phí cho ai?

Căn cứ theo Mục C Quy định về chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 quy đinh như sau:

C- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Đảng viên đóng đảng phí hằng tháng trực tiếp cho chi bộ, do đồng chí chi ủy viên được giao trách nhiệm thu đảng phí. Chi bộ trực thuộc, đảng bộ bộ phận nộp đảng phí lên cấp trên theo tháng; các tổ chức cơ sở đảng còn lại nộp và gửi báo cáo lên cấp trên theo quý, trừ một số địa bàn đặc biệt do tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định.
2- Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn cụ thể chế độ thu, quản lý, sử dụng, hạch toán, kế toán và báo cáo đảng phí thực hiện thống nhất trong toàn Đảng.
3- Đảng ủy từ cấp cơ sở trở lên và ủy ban kiểm tra các cấp có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy định về chế độ đảng phí.
4- Quy định này được phổ biến đến mọi cấp ủy đảng, đảng viên./.

Như vậy, đảng viên đóng đảng phí hằng tháng trực tiếp cho chi bộ, do đồng chí chi ủy viên được giao trách nhiệm thu đảng phí

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Tuấn Kiệt
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào