Hành vi phạm quy định về hồ sơ hưởng chính sách trợ giúp xã hội bị phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi phạm quy định về hồ sơ hưởng chính sách trợ giúp xã hội bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy đinh về vi phạm quy định về hồ sơ hưởng chính sách trợ giúp xã hội như sau:
Điều 6. Vi phạm quy định về hồ sơ hưởng chính sách trợ giúp xã hội
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Phạt tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp từ 02 người đến dưới 10 người.
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp từ 10 người trở lên.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khai báo gian dối để được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Khai báo gian dối để được hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng;
c) Khai báo gian dối để được tiếp nhận vào các cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung.
...
Như vậy, hành vi vi phạm quy định về hồ sơ hưởng chính sách trợ giúp xã hội bị phạt như sau:
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp.
- Phạt tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp từ 02 người đến dưới 10 người.
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai báo gian dối để được hưởng trợ giúp xã hội khẩn cấp từ 10 người trở lên.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Khai báo gian dối để được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
+ Khai báo gian dối để được hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng.
+ Khai báo gian dối để được tiếp nhận vào các cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung.
*Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân; đối với tổ chức có cùng vi phạm thì mức phạt tiền gấp hai lần mức phạt mà cá nhân vi phạm (theo Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP).
Hành vi phạm quy định về hồ sơ hưởng chính sách trợ giúp xã hội bị phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Biện pháp khắc phục hậu quả hành vi phạm quy định về hồ sơ hưởng chính sách trợ giúp xã hội như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy đinh về vi phạm quy định về hồ sơ hưởng chính sách trợ giúp xã hội như sau:
Điều 6. Vi phạm quy định về hồ sơ hưởng chính sách trợ giúp xã hội
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và điểm a, điểm b khoản 4 Điều này;
b) Dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 4 Điều này.
Như vậy, biện pháp khắc phục hậu quả hành vi phạm quy định về hồ sơ hưởng chính sách trợ giúp xã hội như sau:
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và điểm a, điểm b khoản 4 Điều 6 Nghị định 130/2021/NĐ-CP.
- Dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 4 Điều 6 Nghị định 130/2021/NĐ-CP.
Nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội như sau:
Điều 3. Nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội
1. Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng.
2. Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.
3. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.
Như vậy, nguyên tắc cơ bản về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội như sau:
- Chính sách trợ giúp xã hội được thực hiện kịp thời, công bằng, công khai, minh bạch; hỗ trợ theo mức độ khó khăn và ưu tiên tại gia đình, cộng đồng nơi sinh sống của đối tượng.
- Chế độ, chính sách trợ giúp xã hội được thay đổi theo điều kiện kinh tế đất nước và mức sống tối thiểu dân cư từng thời kỳ.
- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân nuôi dưỡng, chăm sóc và trợ giúp đối tượng trợ giúp xã hội.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025: Đại dương đang nóng lên bất thường hay, ý nghĩa nhất?
- 29 tháng 2 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Được sử dụng người lao động làm thêm giờ ngày 29 tháng 2 2025 âm lịch mà không bị giới hạn số giờ làm thêm khi nào?
- Tại kỳ họp thứ Tư, ngày 15/11/2022, Quốc hội khóa 15 đã thông qua văn bản nào về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk?
- Danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý và tương đương trong hệ thống công đoàn mới nhất năm 2025?
- Hướng dẫn thanh toán Lệ phí thi HSA 2025 mới nhất?