Nhà trọ cần đáp ứng những điều kiện gì về phòng cháy chữa cháy?
- Phân loại nhà trọ thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy?
- Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với Nhà trọ cao từ 5 tầng trở lên như thế nào?
- Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với nhà trọ dưới 5 tầng như thế nào?
- Chủ nhà trọ không xin thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Phân loại nhà trọ thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy?
Các cơ sở cho thuê nhà trọ, phòng trọ phải đảm bảo các quy định về PCCC. Người cho thuê nhà trọ có cần làm thủ tục xin thẩm duyệt thiết kế PCCC của cơ quan chức năng hay không sẽ phụ thuộc vào quy mô của công trình.
Nếu công trình thuộc diện phải thẩm duyệt thiết kế PCCC như quy định tại Nghị định 136 /2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 50/2024/NĐ-CP thì người chủ sở hữu phải hoàn thành thủ tục này trước khi tiến hành hoạt động cho thu nhà trọ, phòng trọ.
Theo Mục 7 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định nhà trọ là cơ sở thuộc Danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy.
Theo Mục 7 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định nhà trọ cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà phục vụ lưu trú từ 10.000 m3 trở lên là cơ sở thuộc Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.
Theo Mục 7 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định nhà trọ cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú từ 2.500 m3 trở lên là cơ sở thuộc Danh mục cơ sở do cơ quan công an quản lý.
Theo Mục 7 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP quy định nhà trọ cao dưới 5 tầng và có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú dưới 2.500 m3 là cơ sở thuộc Danh mục cơ sở do ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
Nhà trọ cần đáp ứng những điều kiện gì về phòng cháy chữa cháy? (Hình từ Internet)
Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với Nhà trọ cao từ 5 tầng trở lên như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà trọ cao từ 05 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú từ 2.500 m3 trở lên như sau:
- Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ;
- Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy, chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy.
Điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy đối với nhà trọ dưới 5 tầng như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà trọ dưới 5 tầng và có tổng khối tích của các khối nhà phục vụ lưu trú dưới 2.500 m3 như sau:
- Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy, chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy;
- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy, chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
- Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
Chủ nhà trọ không xin thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Trong trường hợp chủ kinh doanh nhà trọ thuộc diện phải tiến hành thủ tục xin thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy nhưng không thực hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Tùy từng hành vi vi phạm, mức phạt tương ứng được quy định tại Điều 51 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản dưới 20.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 20.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Vi phạm quy định an toàn phòng cháy và chữa cháy để xảy ra cháy, nổ mà gây thiệt hại về tài sản trên 100.000.000 đồng;
+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61%; (*)
+ Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này dưới 61%. (*)
Lưu ý : Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm áp dụng với hành vi vi phạm (*)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?