06 yếu tố so sánh cần cân nhắc khi thẩm định giá tài sản vô hình từ 1/7/2024?

06 yếu tố so sánh nào cần cân nhắc khi thẩm định giá tài sản vô hình từ 1/7/2024? Việc áp dụng phương pháp so sánh trong thẩm định giá tài sản vô hình cụ thể ra sao?

Tài sản vô hình là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá tài sản vô hình ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BTC có định nghĩa tài sản vô hình như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất nhưng có khả năng tạo ra các quyền và lợi ích kinh tế, tự biểu hiện thông qua các đặc tính kinh tế. Tài sản vô hình không bao gồm tiền mặt.
2. Tiền sử dụng tài sản vô hình là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân sử dụng tài sản vô hình phải trả cho chủ sở hữu tài sản vô hình để được quyền sử dụng tài sản đó (ví dụ như tiền sử dụng sáng chế, tiền trả cho nhượng quyền thương mại, tiền trả cho quyền khai thác khoáng sản).
...

Như vậy, tài sản vô hình được hiểu là tài sản không có hình thái vật chất nhưng có khả năng tạo ra các quyền và lợi ích kinh tế, tự biểu hiện thông qua các đặc tính kinh tế. Tài sản vô hình không bao gồm tiền mặt.

06 yếu tố so sánh cần cân nhắc khi thẩm định giá tài sản vô hình từ 1/7/2024?

06 yếu tố so sánh cần cân nhắc khi thẩm định giá tài sản vô hình từ 1/7/2024? (Hình từ Internet)

06 yếu tố so sánh nào cần cân nhắc khi thẩm định giá tài sản vô hình từ 1/7/2024?

Căn cứ Điều 19 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá tài sản vô hình ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BTC quy định như sau:

Điều 19. Các yếu tố so sánh cần cân nhắc khi thẩm định giá tài sản vô hình
1. Các quyền liên quan đến sở hữu tài sản vô hình.
2. Các điều khoản trong hợp đồng (nếu có) hoặc thỏa thuận liên quan đến việc mua bán hoặc chuyển giao quyền sử dụng.
3. Lĩnh vực ngành nghề mà tài sản vô hình đang được sử dụng.
4. Yếu tố địa lý, khu vực ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản vô hình.
5. Các đặc điểm ảnh hưởng đến tuổi đời kinh tế, tuổi đời hiệu quả của tài sản vô hình.
6. Các đặc điểm khác của tài sản vô hình./.

Như vậy, 06 yếu tố so sánh nào cần cân nhắc khi thẩm định giá tài sản vô hình từ 1/7/2024 gồm:

(1) Các quyền liên quan đến sở hữu tài sản vô hình.

(2) Các điều khoản trong hợp đồng (nếu có) hoặc thỏa thuận liên quan đến việc mua bán hoặc chuyển giao quyền sử dụng.

(3) Lĩnh vực ngành nghề mà tài sản vô hình đang được sử dụng.

(4) Yếu tố địa lý, khu vực ảnh hưởng đến việc sử dụng tài sản vô hình.

(5) Các đặc điểm ảnh hưởng đến tuổi đời kinh tế, tuổi đời hiệu quả của tài sản vô hình.

(6) Các đặc điểm khác của tài sản vô hình./.

Việc áp dụng phương pháp so sánh trong thẩm định giá tài sản vô hình từ 1/7/2024 cụ thể ra sao?

Căn cứ Điều 18 Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam về thẩm định giá tài sản vô hình ban hành kèm theo Thông tư 37/2024/TT-BTC quy định như sau:

Điều 18. Áp dụng phương pháp so sánh trong thẩm định giá tài sản vô hình
1. Phương pháp so sánh trong cách tiếp cận từ thị trường được áp dụng trong thẩm định giá tài sản vô hình khi đáp ứng được đồng thời các điều kiện sau:
a) Có thông tin về các giao dịch khách quan, độc lập của ít nhất 03 tài sản so sánh tại hoặc gần thời điểm thẩm định giá nhưng không quá 24 tháng kể từ thời điểm thẩm định giá;
b) Có đủ thông tin để điều chỉnh sự khác biệt về định lượng giữa tài sản thẩm định giá và tài sản so sánh, từ đó xác định được mức giá chỉ dẫn;
c) Đáp ứng được các yêu cầu khác (ngoài yêu cầu về số lượng tài sản so sánh tối thiểu) nêu tại Chuẩn mực thẩm định giá về cách tiếp cận từ thị trường.
2. Việc áp dụng phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường để thẩm định giá tài sản vô hình được thực hiện theo quy định tại chuẩn mực thẩm định giá này. Trường hợp chưa quy định tại chuẩn mực này thì thực hiện theo quy định tại các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam khác.

Theo đó, áp dụng phương pháp so sánh trong thẩm định giá tài sản vô hình từ 1/7/2024 cụ thể như sau:

[1] Phương pháp so sánh trong cách tiếp cận từ thị trường được áp dụng trong thẩm định giá tài sản vô hình khi đáp ứng được đồng thời các điều kiện sau:

- Có thông tin về các giao dịch khách quan, độc lập của ít nhất 03 tài sản so sánh tại hoặc gần thời điểm thẩm định giá nhưng không quá 24 tháng kể từ thời điểm thẩm định giá;

- Có đủ thông tin để điều chỉnh sự khác biệt về định lượng giữa tài sản thẩm định giá và tài sản so sánh, từ đó xác định được mức giá chỉ dẫn;

- Đáp ứng được các yêu cầu khác (ngoài yêu cầu về số lượng tài sản so sánh tối thiểu) nêu tại Chuẩn mực thẩm định giá về cách tiếp cận từ thị trường.

[2] Việc áp dụng phương pháp so sánh thuộc cách tiếp cận từ thị trường để thẩm định giá tài sản vô hình được thực hiện theo quy định tại chuẩn mực thẩm định giá. Trường hợp chưa quy định tại chuẩn mực này thì thực hiện theo quy định tại các chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam khác.

Thẩm định giá
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thẩm định giá
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn thanh tra kiểm tra về giá, thẩm định giá là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chứng thư thẩm định giá phải có chữ ký của những ai? Chứng thư thẩm định giá có các nội dung cơ bản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp thẩm định giá có cần công khai danh sách thẩm định viên hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 06 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 02 giấy xác nhận thời gian thực tế làm việc với trình độ đại học trở lên về thẩm định giá theo Nghị định 78?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian có hiệu lực của chứng thư thẩm định giá được xác định trên cơ sở nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá phải đáp ứng đủ các điều kiện nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp thẩm định giá bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo kết quả thẩm định giá theo Thông tư 30 mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thẩm định giá
Nguyễn Thị Hiền
406 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào