Quân nhân phục viên không được miễn tiền viện phí khi khám chữa bệnh trong trường hợp nào?

Quân nhân phục viên không được miễn tiền viện phí khi khám chữa bệnh trong trường hợp nào? Quân nhân phục viên có được mở công ty không?

Quân nhân phục viên không được miễn tiền viện phí khi khám chữa bệnh trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 107/2016/TT-BQP quy định như sau:

Điều 6. Chế độ miễn, giảm tiền viện phí
1. Quân nhân phục viên được miễn tiền viện phí khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có hộ khẩu và cư trú thường xuyên tại các xã vùng sâu, vùng núi cao, biên giới, hải đảo thuộc những địa danh theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
b) Có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có chứng nhận của địa phương (cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và tương đương);
c) Mắc một trong các bệnh: Sốt rét, lao, tâm thần, phong, bệnh dại phải tiêm phòng và Điều trị;
d) Bệnh cũ trong thời gian tại ngũ tái phát (theo hồ sơ sức khỏe hoặc giấy ra viện trong thời gian tại ngũ);
đ) Trong thời gian tại ngũ có từ 3 năm trở lên công tác ở những địa bàn đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc công tác ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên, hoặc làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh Mục nghề, công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành. Thời gian công tác, làm nghề, công việc nêu trên nếu gián đoạn thì được cộng dồn.
2. Quân nhân phục viên không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này được giảm 50% tiền viện phí.
3. Quân nhân phục viên thuộc một trong các trường hợp sau đây, không được miễn hoặc giảm tiền viện phí:
a) Bị thương tích do cố ý đánh nhau (trừ trường hợp bị người khác gây nên), tự gây thương tích cho mình;
b) Do say rượu, bia và những hậu quả do say rượu, bia;
c) Do dùng chất ma túy;
d) Bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS do vi phạm đạo đức;
đ) Bị thương tích do vi phạm pháp luật.

Theo đó, quân nhân phục viên sẽ không được áp dụng chính sách miễn tiền viện phí khi khám chữa bệnh tại các bệnh viện quân y nếu thuộc các trường hợp dưới đây:

- Bị thương tích do cố ý đánh nhau (trừ trường hợp bị người khác gây nên), tự gây thương tích cho mình.

- Do say rượu, bia và những hậu quả do say rượu, bia;

- Do dùng chất ma túy.

- Bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS do vi phạm đạo đức.

- Bị thương tích do vi phạm pháp luật.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/13062024/quan-nhan-phuc-vien%20(1).jpg

Quân nhân phục viên không được miễn tiền viện phí khi khám chữa bệnh trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Quyền lợi và trách nhiệm của quân nhân phục viên khi khám chữa bệnh là gì?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 107/2016/TT-BQP thì quyền lợi và trách nhiệm của quân nhân phục viên khi khám chữa bệnh đó là:

- Quyền lợi:

+ Được khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và nội trú.

+ Được bảo đảm khám bệnh, làm các xét nghiệm phục vụ cho chẩn đoán và Điều trị, thuốc, dịch truyền, máu, làm các thủ thuật và phẫu thuật, sử dụng giường bệnh như đối với quân nhân đang công tác có cùng bậc lương.

- Trách nhiệm:

+ Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh tại các bệnh viện quân y theo tuyến.

+ Xuất trình hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.

Trường hợp cấp cứu thì được tiếp nhận ngay, sau 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận, quân nhân phục viên phải hoàn chỉnh các thủ tục theo quy định với bệnh viện.

+ Nộp tiền viện phí, tiền sổ khám bệnh theo mức quy định.

+ Bảo quản và không cho người khác mượn sổ khám bệnh.

+ Trả lại sổ khám bệnh cho Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện khi tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước.

Quân nhân phục viên có được mở công ty không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
...

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 107/2016/TT-BQP quy định như sau:

Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Quân nhân chuyên nghiệp có đủ 15 năm trở lên công tác trong Bộ Quốc phòng đã về phục viên (sau đây gọi chung là quân nhân phục viên) không có chế độ bảo hiểm y tế, khi bị mắc bệnh, tai nạn được khám bệnh, chữa bệnh, miễn hoặc giảm viện phí tại các bệnh viện quân y.
...

Như vậy, đối với quân nhân chuyên nghiệp thì sẽ thuộc phạm vi hạn chế không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ trường hợp được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước.

Còn quân nhân phục viên tức là quân nhân chuyên nghiệp có đủ 15 năm trở lên công tác trong Bộ Quốc phòng đã về phục viên, đã rời quân ngũ thì không còn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy định này, do đó, quân nhân phục viên sẽ có quyền mở công ty.

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Có những hình thức kê đơn thuốc nào theo quy định?
Hỏi đáp Pháp luật
Thử nghiệm lâm sàng trong khám chữa bệnh sẽ tiến hành trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng khung giá dịch vụ khám bệnh trong các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các yếu tố nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu cơ sở khám chữa bệnh cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH?
Hỏi đáp Pháp luật
Bệnh dài ngày là gì? Nghỉ ốm đau dài ngày người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khung giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm theo yêu cầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước hiện nay như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí khám chữa bệnh cho nhân viên có tính thuế TNCN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có các phòng khám chuyên khoa trong đa khoa thì có cần bố trí thêm phòng để thực hiện kỹ thuật, thủ thuật không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách phòng bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế? Biến chứng của bệnh sởi là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Nguyễn Thị Kim Linh
67 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào