Hội đồng nhân dân có mấy cấp? Hội đồng nhân dân được ban hành văn bản quy phạm pháp luật gì?
Hội đồng nhân dân có mấy cấp?
Tại Chương 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định Hội đồng nhân dân ở nông thôn gồm có 03 cấp bao gồm:
- Hội đồng nhân dân tỉnh
- Hội đồng nhân dân huyện
- Hội đồng nhân dân xã
Tại Chương 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định Hội đồng nhân dân ở đô thị gồm có 05 cấp bao gồm:
- Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương
- Hội đồng nhân dân quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
- Hội đồng nhân dân phường, thị trấn
Hội đồng nhân dân được ban hành văn bản quy phạm pháp luật gì?
Tại khoản 9, khoản 12, khoản 14 Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
...
9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, Hội đồng nhân dân các cấp được ban hành văn bản quy phạm pháp luật là Nghị quyết.
Hội đồng nhân dân do ai bầu ra?
Tại Điều 6 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 có quy định về Hội đồng nhân dân như sau:
Điều 6. Hội đồng nhân dân
1. Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước Hội đồng nhân dân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
Đại biểu Hội đồng nhân dân bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân.
3. Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp.
4. Ban của Hội đồng nhân dân là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
Như vậy, hội đồng nhân dân sẽ gồm có các đại biểu hội đồng nhân dân và những đại biểu này sẽ do cử tri ở địa phương bầu ra.
Hội đồng nhân dân có mấy cấp? Hội đồng nhân dân được ban hành văn bản quy phạm pháp luật gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân là gì?
Tại Điều 7 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 được bổ sung bởi Khoản 3 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 có quy định tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:
- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam.
- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.
- Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.
- Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
- Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
- Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?