Mẫu 03/tsc-mstt bảng tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung theo Nghị định 151?
Mẫu 03/tsc-mstt bảng tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung theo Nghị định 151?
Mẫu bảng tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung theo Nghị định 151 là Mẫu số 03/TSC-MSTT được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 151/2017/NĐ-CP, mẫu có dạng như sau:
Tải Mẫu 03/tsc-mstt bảng tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung theo Nghị định 151
Mẫu 03/tsc-mstt bảng tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung theo Nghị định 151? (Hình từ Internet)
Nội dung chủ yếu của văn bản đăng ký mua sắm tập trung gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 74 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung như sau:
Điều 74. Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung
1. Căn cứ văn bản phân bổ dự toán của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lập văn bản đăng ký mua sắm tập trung, gửi cơ quan quản lý cấp trên (sau đây gọi là đầu mối đăng ký mua sắm tập trung) để tổng hợp gửi đơn vị mua sắm tập trung của bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh trước ngày 31 tháng 01 hàng năm.
Nội dung chủ yếu của văn bản đăng ký mua sắm tập trung gồm:
a) Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản sau khi hoàn thành việc mua sắm;
b) Chủng loại, số lượng tài sản mua sắm tập trung;
c) Dự toán, nguồn vốn thực hiện mua sắm tập trung và phương thức thanh toán;
d) Dự kiến thời gian, địa điểm giao, nhận tài sản sau khi hoàn thành mua sắm và các đề xuất khác (nếu có).
2. Đơn vị mua sắm tập trung của bộ, cơ quan trung ương, các tỉnh có trách nhiệm:
a) Tổng hợp nhu cầu mua sắm tập trung của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo Mẫu số 03/TSC-MSTT ban hành kèm theo Nghị định này để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu và hồ sơ mời thầu đối với tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương và địa phương;
....
Như vậy, nội dung chủ yếu của văn bản đăng ký mua sắm tập trung gồm:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản sau khi hoàn thành việc mua sắm;
- Chủng loại, số lượng tài sản mua sắm tập trung;
- Dự toán, nguồn vốn thực hiện mua sắm tập trung và phương thức thanh toán;
- Dự kiến thời gian, địa điểm giao, nhận tài sản sau khi hoàn thành mua sắm và các đề xuất khác (nếu có).
Việc ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung được thực hiện như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 67 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định quy định về danh mục tài sản mua sắm tập trung như sau:
Điều 67. Danh mục tài sản mua sắm tập trung
1. Tài sản được đưa vào danh mục tài sản mua sắm tập trung là tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước, năng lực của đơn vị mua sắm tập trung, điều kiện phát triển của thị trường cung cấp tài sản.
2. Việc ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung được thực hiện như sau:
a) Bộ Tài chính ban hành danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia (trừ thuốc) theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
b) Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc mua sắm tập trung (bao gồm danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia và danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp địa phương);
c) Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, địa phương (trừ thuốc).
3. Nguyên tắc xây dựng và áp dụng danh mục tài sản mua sắm tập trung:
a) Danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp quốc gia áp dụng cho tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương và địa phương;
b) Danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, địa phương áp dụng cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan trung ương và địa phương;
c) Tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, địa phương không được trùng lắp với danh mục tài sản mua sắm tập trung quốc gia.
...
Như vậy, việc ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung được thực hiện như sau:
- Bộ Tài chính ban hành danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia (trừ thuốc) theo lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
- Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc mua sắm tập trung (bao gồm danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp quốc gia và danh mục thuốc mua sắm tập trung cấp địa phương);
- Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành danh mục tài sản mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, địa phương (trừ thuốc).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.