Văn phòng công chứng từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng bị phạt bao nhiêu tiền?
Văn phòng công chứng từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 16. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ lịch làm việc; thủ tục công chứng; nội quy tiếp người yêu cầu công chứng; phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác; danh sách cộng tác viên phiên dịch tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;
b) Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động không đúng thời hạn hoặc không đầy đủ nội dung hoặc không đúng số lần theo quy định;
c) Thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ chế độ báo cáo; báo cáo không chính xác về tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng;
d) Lập, quản lý, sử dụng sổ trong hoạt động công chứng hoặc sử dụng biểu mẫu không đúng quy định;
đ) Lưu trữ hồ sơ công chứng không đúng quy định;
e) Sử dụng biển hiệu không đúng mẫu hoặc nội dung biển hiệu không đúng giấy đăng ký hoạt động;
g) Phân công công chứng viên hướng dẫn tập sự không đúng quy định;
h) Từ chối tiếp nhận người tập sự hành nghề công chứng do Sở Tư pháp chỉ định mà không có lý do chính đáng;
i) Từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng;
...
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt
...
2. Tổ chức là đối tượng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này, bao gồm:
a) Tổ chức hành nghề luật sư; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; trung tâm tư vấn pháp luật, chi nhánh của trung tâm tư vấn pháp luật; tổ chức hành nghề công chứng; ....
Căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.
Theo đó, trường hợp văn phòng công chứng từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Văn phòng công chứng từ chối nhận lưu giữ di chúc mà không có lý do chính đáng bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Mức thu phí nhận lưu giữ di chúc tại văn phòng công chứng hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định như sau:
Điều 4. Mức thu phí, lệ phí
Mức thu phí, lệ phí theo quy định tại Thông tư này như sau:
1. Mức thu phí công chứng quy định tại Thông tư này được áp dụng thống nhất đối với Phòng Công chứng và Văn phòng công chứng. Trường hợp đơn vị thu phí là Văn phòng công chứng thì mức thu phí quy định tại Thông tư này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
...
4. Mức thu phí nhận lưu giữ di chúc: 100 nghìn đồng/trường hợp.
5. Mức thu phí cấp bản sao văn bản công chứng: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ ba (3) trở lên thì mỗi trang thu 03 nghìn đồng nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản.
6. Phí công chứng bản dịch: 10 nghìn đồng/trang với bản dịch thứ nhất.
...
Như vậy, mức thu phí nhận lưu giữ di chúc tại văn phòng công chứng hiện nay là 100 nghìn đồng/trường hợp.
Văn phòng công chứng phải có bao nhiêu công chứng viên hợp danh?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Điều 22. Văn phòng công chứng
1. Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.
Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.
2. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng công chứng là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.
3. Tên gọi của Văn phòng công chứng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
4. Văn phòng công chứng phải có trụ sở đáp ứng các điều kiện do Chính phủ quy định.
...
Theo quy định trên, văn phòng công chứng phải đảm bảo có từ 02 công chứng viên hợp danh trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?