Theo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, người đứng đầu sở, ban, ngành, tổ chức CT - XH cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước với độ mật nào?
- Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là gì?
- Theo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, người đứng đầu sở, ban, ngành, tổ chức CT - XH cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước với độ mật nào?
- Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như thế nào?
Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là gì?
Theo Điều 3 Nghị định 26/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 3. Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Sao tài liệu bí mật nhà nước là việc chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng nội dung bản gốc hoặc bản chính của tài liệu. Chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Hình thức sao tài liệu bí mật nhà nước gồm sao y bản chính, sao lục và trích sao.
2. Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải tiến hành tại địa điểm bảo đảm an toàn do người đứng đầu của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định. Việc sao, chụp phải được ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước”.
...
Theo đó, sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được hiểu như sau:
- Sao tài liệu bí mật nhà nước là việc chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng nội dung bản gốc hoặc bản chính của tài liệu.
- Chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Theo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, người đứng đầu sở, ban, ngành, tổ chức CT - XH cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước với độ mật nào? (Hình từ Internet)
Theo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, người đứng đầu sở, ban, ngành, tổ chức CT - XH cấp tỉnh có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước với độ mật nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:
Điều 11. Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
2. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật bao gồm:
a) Những người quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan thuộc Chính phủ;
c) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h và i khoản 1 Điều này; người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc tổng cục và tương đương;
d) Người đứng đầu sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và tương đương;
...
3. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật bao gồm:
a) Những người quy định tại khoản 2 Điều này;
...
Như vậy, theo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, người đứng đầu sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và tương đương có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước với độ mật là Tối mật và Mật.
Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như thế nào?
Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 104/2021/TT-BCA quy định việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
- Sau khi được người có thẩm quyền cho phép, người được giao nhiệm vụ tiến hành việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
- Bản sao tài liệu bí mật nhà nước phải đóng dấu “Bản sao số” ở trang đầu và dấu “Bản sao bí mật nhà nước” ở trang cuối của tài liệu, trong đó phải thể hiện số thứ tự bản sao, hình thức sao y bản chính hoặc sao lục, thời gian, số lượng, nơi nhận, thẩm quyền sao, chữ ký, họ tên của người có thẩm quyền và con dấu của đơn vị Công an nhân dân (nếu có);
Trường hợp sao nhiều bản có thể thực hiện nhân bản từ bản sao đầu tiên đã có chữ ký của người có thẩm quyền, đóng dấu “Bản sao số”, “Bản sao bí mật nhà nước”, ghi hình thức sao, thời gian, số lượng, nơi nhận bản sao.
Sau đó đóng dấu của đơn vị Công an nhân dân trên các bản sao. Đối với đơn vị Công an nhân dân không có con dấu riêng thì người có thẩm quyền ký trực tiếp tại mẫu dấu “Bản sao bí mật nhà nước”.
- Bản trích sao tài liệu bí mật nhà nước phải thực hiện theo mẫu “Văn bản trích sao”, trong đó thể hiện đầy đủ nội dung trích sao, thời gian, số lượng, nơi nhận, thẩm quyền cho phép sao và con dấu của đơn vị Công an nhân dân (nếu có). Bản trích sao phải đóng dấu độ mật tương ứng với tài liệu trích sao.
- Bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có “Văn bản ghi nhận việc chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước”, trong đó phải thể hiện tên, loại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, độ mật, thời gian, số lượng, nơi nhận, người thực hiện chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, thẩm quyền cho phép chụp và con dấu của đơn vị Công an nhân dân (nếu có).
- Việc sao, chụp phải ghi nhận vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước” để quản lý và theo dõi.
- Tài liệu bí mật nhà nước được số hóa thành bản ảnh phải thực hiện việc chụp theo quy định. Bản ảnh tài liệu bí mật nhà nước khi in ra giấy phải thực hiện theo quy định về sao tài liệu bí mật nhà nước quy định tại Điều này.
- Việc sao, chụp điện mật thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?