Yêu cầu chung đối với xe ô tô chữa cháy như thế nào theo TCVN 13316-1:2021?
Yêu cầu bậc lên xuống đối với xe ô tô chữa cháy như thế nào theo TCVN 13316-1:2021?
Theo tiết 5.5.3 Tiểu mục 5.5 Mục 5 TCVN 13316-1:2021 quy định như sau:
5.5.3 Yêu cầu cabin
...
5.5.3.4 Yêu cầu bậc lên xuống
5.5.3.4.1 Khoảng cách giữa bậc lên xuống cabin không lớn hơn 350 mm; ngoại trừ vị trí lái xe độ dài bậc lên xuống xe khác không nhỏ hơn 200 mm, độ sâu không nhỏ hơn 100 mm; bậc thang phải có chiếu sáng, độ sáng giữa các bậc không nhỏ hơn 5 Lx, bề mặt bậc thang phải có chống trượt và khoảng cách vị trí thấp nhất của bậc lên xuống đến mặt đất không lớn hơn 500 mm.
5.5.3.4.2 Bậc trên thân xe chỗ lấy phương tiện của khoang thiết bị, độ cao từ mặt đất đến vị trí nhân viên chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đứng lấy phương tiện không lớn hơn 450 mm, chiều dài không nhỏ hơn 300 mm, độ sâu không nhỏ hơn 200 mm và phải có chiếu sáng.
5.5.3.4.3 Bậc thang được hạ thấp và mặt ngoài hướng về phía trước và phía sau xe chữa cháy phải có đèn cảnh báo nhấp nháy màu vàng.
5.5.3.4.4 Bậc thang phải chịu được trọng tối thiểu 100kg/500mm.
Như vậy, bậc lên xuống của xe ô tô chữa cháy phải có các yêu cầu sau:
- Khoảng cách giữa bậc lên xuống cabin không lớn hơn 350 mm; ngoại trừ vị trí lái xe độ dài bậc lên xuống xe khác không nhỏ hơn 200 mm, độ sâu không nhỏ hơn 100 mm; bậc thang phải có chiếu sáng, độ sáng giữa các bậc không nhỏ hơn 5 Lx, bề mặt bậc thang phải có chống trượt và khoảng cách vị trí thấp nhất của bậc lên xuống đến mặt đất không lớn hơn 500 mm.
- Bậc trên thân xe chỗ lấy phương tiện của khoang thiết bị, độ cao từ mặt đất đến vị trí nhân viên chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đứng lấy phương tiện không lớn hơn 450 mm, chiều dài không nhỏ hơn 300 mm, độ sâu không nhỏ hơn 200 mm và phải có chiếu sáng.
- Bậc thang được hạ thấp và mặt ngoài hướng về phía trước và phía sau xe chữa cháy phải có đèn cảnh báo nhấp nháy màu vàng.
- Bậc thang phải chịu được trọng tối thiểu 100kg/500mm.
Yêu cầu bậc lên xuống đối với xe ô tô chữa cháy như thế nào theo TCVN 13316-1:2021? (Hình từ Internet)
Tay vịn của xe ô tô chữa cháy phải đảm bảo yêu cầu gì theo TCVN 13316-1:2021?
Theo tiết 5.5.3 Tiểu mục 5.5 Mục 5 TCVN 13316-1:2021 thì tay vịn của xe ô tô chữa cháy phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Ngoài lái xe, mỗi nhân viên chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đều phải có tay vịn cố định, kích thước của tay vịn phải bảo đảm đeo găng tay vẫn có thể cầm nắm được chắc. Tay vịn chung cho nhân viên chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phải được lắp đặt ngang vừa tầm vịn và tạo thành thanh ngăn cách giữa lái xe và ngăn nhân viên chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
- Tay vịn và thân xe phải được cố định chắc chắn và có thể chịu được lực kéo 100 kg mà không bị nứt, gãy.
- Chiều cao từ sàn cabin đến tay vịn không nhỏ hơn 750 mm trong khoang phải để nhân viên chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ ngồi dễ cầm nắm.
- Cabin phải có tay vịn lên, xuống xe, tay vịn phải bảo đảm đeo găng tay vẫn có thể nắm giữ chắc chắn.
- Tay vịn phải ưu tiên sử dụng vật liệu chế tạo phi kim loại, nếu chọn vật liệu kim loại phải có một lớp phi kim loại bên ngoài và phải có thiết kế chống trơn trượt.
Yêu cầu về thiết bị cảnh báo và hệ thống điện khí của xe ô tô chữa cháy như thế nào theo TCVN 13316-1:2021?
Theo tiết 5.5.5 Tiểu mục 5.5 Mục 5 TCVN 13316-1:2021 thì thiết bị cảnh báo và hệ thống điện khí của xe ô tô chữa cháy phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đường điện trên xe chữa cháy phải đánh dấu rõ ràng, bảo đảm điện cực, điện áp và thiết bị dùng điện phải được kết nối đúng.
- Dây điện phải chọn loại dây có dòng điện danh định không nhỏ hơn 125% dòng điện chạy thực trên dây điện.
- Phần bên ngoài của lõi dây phải được phủ một lớp phủ chống thấm, chịu nhiệt và chống ăn mòn.
- Việc giảm điện áp từ nguồn điện đến dây dẫn giữa các thiết bị không quá 10% điện áp cung cấp.
- Xe chữa cháy phải được trang bị công tắc nguồn chính, sau khi công tắc nguồn chính bị ngắt, tất cả các thiết bị điện sẽ không hoạt động, ngoại trừ đồng hồ chỉ giờ. Công tắc chính nên được lắp đặt ở gần khu vực ghế lái.
- Công tắc nguồn chính được chuyển từ trạng thái tắt sang trạng thái hoạt động, phải có chỉ báo bằng âm thanh, âm báo phải bảo đảm rằng người lái xe có thể nghe thấy ở vị trí lái xe.
- Công tắc điều khiển đèn chiếu sáng bậc lên, xuống cabin phải được điều khiển bởi cửa: Cánh cửa mở ra thì đèn được bật chiếu sáng và cánh cửa đóng lại thì đèn chiếu sáng tắt. Độ chiếu sáng trong cabin không nhỏ hơn 10 Lx.
- Công tắc đèn chiếu sáng của khoang thiết bị phải lắp đặt trong khoang thiết bị, công tắc phải được sử dụng dễ dàng, bảo đảm phương tiện trong khoang không được va chạm công tắc. Ánh sáng phải bảo đảm rằng khi mở khoang thiết bị có thể phân biệt các loại phương tiện, thiết bị trong khoang.
- Việc kết nối dây điện với dây điện phải bằng cách ép nóng chảy, hàn hoặc bằng các phương thức tương tự khác.
- Dây điện và thiết bị dùng điện khi lắp đặt, tiếp nối với nhau phải có biện pháp chống tuột và lỏng mối nối tiếp xúc.
- Dây điện phải được cố định chắc chắn vào khung gầm hoặc thân xe và cách các bộ phận của ống xả, bộ phận sinh ra nhiệt không ít hơn 300 mm.
- Khi dây buộc dây điện đi qua lỗ có cạnh sắc, phải bảo vệ dây buộc tiếp xúc với cạnh sắc.
- Dây buộc dây điện tránh tiếp xúc những nơi có thể có dầu.
- Lắp đặt các dây buộc dây điện không phá hủy dây buộc của khung gầm.
- Tất cả đường dây điện phải có thiết bị bảo vệ, khi dòng điện vượt quá 150% dòng danh định phải có thiết bị bảo vệ tự động ngắt mạch điện.
- Dây điện của các hệ thống chuyên dùng trên xe chữa cháy và xe sát xi không nên dùng chung một thiết bị an toàn. Cơ chế của hộp trích công suất, đèn chiếu sáng bảng thao tác bơm, đèn cảnh báo và lăng chữa cháy điều khiển bằng điện phải có thiết bị bảo vệ độc lập.
- Thiết bị bảo vệ đường dây điện trên xe chữa cháy phải lắp đặt một cách tập trung, thiết bị bảo vệ dây điện phải đặt ở khu vực khô ráo, chống thấm nước, chống bụi, rung cơ học, sốc và nhân viên bảo trì có thể tiếp cận dễ dàng.
- Công tắc điện trên xe chữa cháy phải chóng nước, chống bụi. Lắp công tắc điện bên ngoài xe chữa cháy phải phòng chống nước mưa.
- Công tắc điện dòng điện lớn nhất cho phép không nhỏ hơn 125% dòng điện danh định của mạch được kết nối. Bảng điều khiển hoặc gần đó trong cabin phải có trên 5 nút thay thế và có vị trí của chỉ báo tương ứng.
- Công suất máy phát điện của xe chữa cháy không được nhỏ hơn tổng công suất khi sử dụng điện cùng một lúc các thiết bị điện sau:
+ Động cơ và nhu cầu làm việc của các phụ kiện;
+ Đèn cảnh báo và thiết bị cảnh báo;
+ Thiết bị thông tin liên lạc trên xe chữa cháy;
+ Đèn pha và đèn hậu trên xe chữa cháy;
+ Chiếu sáng trong cabin;
+ Chiếu sáng các thiết bị trên cao, thao tác bơm chữa cháy;
+ Các dụng cụ đèn cảnh báo, đèn chiếu sáng tay vịn, các tấm bậc lên xuống;
+ Chiếu sáng khoang thiết bị;
+ Các thiết bị điện khác được chỉ định khi người dùng mua xe chữa cháy.
- Khi động cơ làm việc máy phát điện không sạc điện cho ắc quy hoặc động cơ không làm việc mà sử dụng ắc quy, phải có đèn và âm thanh cảnh báo. Cảnh báo phải được đặt trong cabin lái xe để lái xe phát hiện.
- Đối với các phương tiện có điện áp danh định 12 V, khi điện áp cung cấp thấp hơn 9,6 V hoặc xe có điện áp danh định 24 V, điện áp nguồn điện thấp hơn 19,2 V, thời gian diễn ra trên 2 min phải có âm thanh, ánh sáng cảnh báo. Cảnh báo phải đặt trong cabin lái xe để lái xe dễ phát hiện.
- Xe chữa cháy phải được trang bị thiết bị sạc pin có sử dụng nguồn điện 220V/50HZ, cạnh bên và sau xe chữa cháy phải lắp đặt ổ sạc điện. Khi không sử dụng phải có vách ngăn chống thấm nước, phích cắm sạc có thể tự ngắt khi xe chữa cháy khởi động.
- Bình ắc quy được đặt ở nơi thông thoáng và khô ráo, khi đặt trong buồng lái phải có tấm che, đặt ở nơi khác cách xa nguồn nhiệt và thực hiện các biện pháp bảo vệ để tránh bị hư hỏng khi xe chạy. Khi khoảng cách từ dây điện đến đường ống phanh nhỏ hơn 200 mm phải có tấm ngăn cách, vị trí lắp đặt ắc quy phải thuận tiện cho việc bảo trì và bảo dưỡng.
- Khi máy phát điện không làm việc, dung lượng ắc quy phải bảo đảm toàn bộ các thiết bị điện tại 5.5.5.20 hoạt động trên 10 min.
- Bơm hút chân không mồi nước sử dụng ắc quy của xe chữa cháy, khi dung lượng nguồn giảm xuống 70% dung lượng ắc quy vẫn có thể đạt được độ chân không tối đa quy định.
- Thiết bị dùng điện sản sinh điện chiếu sáng trên xe chữa cháy không gây ảnh hưởng đến nhân viên chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ sử dụng thiết bị thông tin liên lạc.
- Yêu cầu kỹ thuật và vị trí lắp đặt thiết bị cảnh báo ưu tiên phải áp dụng theo quy định của nhà nước Việt Nam về tín hiệu ưu tiên của phương tiện được quyền ưu tiên.
- Đèn pha lắp đặt trên nóc đuôi xe chữa cháy phải có khả năng xoay 360°, với góc nghiêng lớn hơn hoặc bằng 30°, góc nâng lớn hơn hoặc bằng 70°. Độ sáng đèn pha không nhỏ hơn độ sáng đèn pha phía trước xe. Công tắc đèn pha phải lắp đặt trên bảng điều khiển bơm chữa cháy.
- Khoang bơm chữa cháy phải lắp đặt đèn chiếu sáng. Đèn chiếu sáng khoang bơm phải dễ dàng tháo gỡ thay thế nếu bị hư hỏng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?