Đối tượng nào có thể khai thác khoáng sản? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoảng sản?
Khai thác khoáng sản là gì? Đối tượng nào có thể khai thác khoáng sản?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010 định nghĩa như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
....
7. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật Khoáng sản 2010 về Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản như sau:
Điều 51. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản bao gồm:
a) Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã.
2. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản.
Theo đó, đối tượng khi đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản sẽ được khai thác khoảng sản bao gồm:
- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp 2020;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã 2023;
- Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản.
Đối tượng nào có thể khai thác khoáng sản? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoảng sản? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoảng sản?
Căn cứ theo Điều 82 Luật Khoáng sản 2010 về thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản như sau:
Điều 82. Thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nào thì có quyền gia hạn, thu hồi, chấp thuận trả lại loại giấy phép đó; chấp thuận trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; chấp thuận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản.
Như vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoảng sản.
Hộ kinh doanh khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không có giấy phép bị phạt thế nào?
Căn cứ Điều 47 Nghị định 36/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi điểm a điểm b khoản 22 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định hành vi khai thác khoáng sản không có cấp giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ thì bị xử phạt như sau:
Điều 47. Vi phạm về khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
...
2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản khác trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này, cụ thể như sau:
a) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, khoản 3 Điều này;
c) Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường trừ khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều này.
....
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản trong trường hợp chưa bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy; tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.”.
Như vậy, hộ kinh doanh khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không có giấy phép bị phạt tiền 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Bên cạnh đó còn bị tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản trong trường hợp chưa bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy; tịch thu phương tiện sử dụng đối với hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khai thác khoáng sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?