Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất 2024?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất 2024?
Căn cứ theo Điều 29 Nghị định 103/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 16 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 29. Hồ sơ cấp giấy phép hoạt động
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bao gồm:
a) Tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản photocopy giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở hoặc quyết định thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ điều chỉnh, cấp lại giấy phép hoạt động gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chỉnh, cấp lại giấy phép;
b) Giấy phép hoạt động;
c) Giấy tờ chứng minh thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, người đứng đầu, loại hình cơ sở, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động.
Theo đó, mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất 2024 được áp dụng theo Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP.
Dưới đây là mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất 2024:
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất 2024:
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Cơ sở trợ giúp xã hội phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 27. Giấy phép hoạt động
1. Giấy phép hoạt động theo Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này:
a) Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax;
b) Họ và tên người đứng đầu cơ sở;
c) Loại hình cơ sở;
d) Địa bàn hoạt động, các nhiệm vụ của cơ sở được cấp phép hoạt động.
2. Khi thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở, người đứng đầu, loại hình cơ sở, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động, cơ sở phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép. Trường hợp thay đổi hình thức tổ chức, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập phải làm thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động.
3. Khi giấy phép hoạt động bị mất, bị hư hỏng thì cơ sở phải đề nghị cấp lại giấy phép.
Như vậy, cơ sở trợ giúp xã hội phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ trụ sở, người đứng đầu, loại hình cơ sở, nhiệm vụ và địa bàn hoạt động.
Định mức nhân viên tại cơ sở trợ giúp xã hội được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 33/2017/TT-BLĐTBXH, định mức nhân viên tại cơ sở trợ giúp xã hội cụ thể như sau:
- Giám đốc: Mỗi cơ sở trợ giúp xã hội có 01 Giám đốc.
- Phó Giám đốc: Mỗi cơ sở trợ giúp xã hội có không quá 02 Phó Giám đốc.
- Mỗi phòng nghiệp vụ gồm Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng và các nhân viên.
Số lượng nhân viên của mỗi phòng nghiệp vụ được xác định theo vị trí công tác và khối lượng công việc thực tế phải đảm nhiệm.
- Mỗi khoa gồm Trưởng khoa, không quá 02 Phó Trưởng khoa và các nhân viên.
Số lượng nhân viên của mỗi khoa được xác định theo vị trí công tác và khối lượng công việc thực tế phải đảm nhiệm.
- Nhân viên công tác xã hội: 01 nhân viên công tác xã hội quản lý trường hợp tối đa 100 đối tượng.
- Nhân viên tâm lý: Mỗi cơ sở có ít nhất 01 nhân viên tâm lý.
- Nhân viên chăm sóc trực tiếp đối tượng tại cơ sở:
+ Nhân viên chăm sóc trẻ em: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách 01 trẻ em dưới 18 tháng tuổi, tối đa 06 trẻ em bình thường từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi hoặc tối đa 10 trẻ em bình thường từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Ngoài ra, 01 nhân viên chăm sóc tối đa 04 trẻ em khuyết tật hoặc tâm thần hoặc nhiễm HIV/AIDS từ 18 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi; chăm sóc tối đa 05 trẻ em khuyết tật hoặc tâm thần hoặc nhiễm HIV/AIDS từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi.
+ Nhân viên chăm sóc người khuyết tật: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 10 người khuyết tật còn tự phục vụ được hoặc tối đa 04 người khuyết tật không tự phục vụ được.
+ Nhân viên chăm sóc người cao tuổi: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 10 người cao tuổi còn tự phục vụ được hoặc tối đa 04 người cao tuổi không tự phục vụ được.
+ Nhân viên chăm sóc người tâm thần: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 02 người tâm thần đặc biệt nặng, tối đa 04 người tâm thần nặng hoặc tối đa 10 người tâm thần đã phục hồi, ổn định.
+ Nhân viên chăm sóc người lang thang: 01 nhân viên chăm sóc phụ trách tối đa 12 người lang thang (định mức này sử dụng cho các đợt tiếp nhận người lang thang vào cơ sở để đánh giá, đưa về địa phương).
- Nhân viên y tế: 01 nhân viên y tế phụ trách việc chăm sóc sức khỏe cho tối đa 50 đối tượng.
- Nhân viên phụ trách dinh dưỡng: 01 nhân viên phục vụ tối đa 20 đối tượng.
- Nhân viên phục hồi chức năng: 01 nhân viên hướng dẫn phục hồi chức năng cho tối đa 05 đối tượng.
- Giáo viên dạy văn hóa, dạy nghề: 01 giáo viên phụ trách dạy văn hóa, dạy nghề cho tối đa 09 đối tượng.
- Vị trí việc làm gián tiếp tối đa không quá 20% tổng số nhân lực cơ sở trợ giúp xã hội, gồm: Kế toán, hành chính - tổng hợp, quản trị, thủ quỹ, văn thư, lái xe, bảo vệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm những gì?
- Tỉnh Tuyên Quang cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km? Tỉnh Tuyên Quang có bao nhiêu thôn đặc biệt khó khăn?
- Ai là người thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân? Nguyên tắc hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân là gì?
- Sử dụng thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ như thế nào từ 01/01/2025?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?