Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không có giấy phép thành lập và hoạt động bị phạt bao nhiêu tiền?
- Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không có giấy phép thành lập và hoạt động bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm gồm giấy tờ gì?
- Doanh nghiệp bảo hiểm phải chính thức hoạt động trong thời hạn bao lâu kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động?
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không có giấy phép thành lập và hoạt động bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 98/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 48/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 7. Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy phép đặt Văn phòng đại diện
...
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, kinh doanh môi giới bảo hiểm không có Giấy phép thành lập và hoạt động;
b) Hoạt động, kinh doanh khi đã bị đình chỉ hoạt động Giấy phép thành lập và hoạt động;
c) Hoạt động khi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện đã hết thời hạn.
4a. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với trường hợp vi phạm tại điểm c khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính những thông tin sai lệch hoặc gây nhầm lẫn đối với trường hợp vi phạm tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính mà có đối với trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
Ngoài ra, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 98/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 102/2021/NĐ-CP, điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 80/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 3. Hình thức xử phạt và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
...
b) Phạt tiền;
Mức xử phạt bằng tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức xử phạt đối với cá nhân trừ trường hợp quy định tại Điều 13, khoản 4 Điều 18, Điều 21, điểm b khoản 1 Điều 21a, Điều 22, khoản 3, khoản 4 Điều 24, điểm b, điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 25a, Điều 32a, Điều 34, khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 36, khoản 2 Điều 40, khoản 2 Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, khoản 3 Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50 và khoản 2 Điều 51 của Nghị định này chỉ áp dụng để xử phạt đối với tổ chức.
Mức xử phạt bằng tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân cho cùng hành vi vi phạm.
Mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số tối đa là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức tối đa là 200.000.000 đồng.
Từ những căn cứ trên, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không có giấy phép thành lập và hoạt động sẽ bị phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng và buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm.
Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm không có giấy phép thành lập và hoạt động bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm gồm giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 69 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm gồm các giấy tờ dưới đây:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
- Dự thảo điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm; dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
- Phương án hoạt động 05 năm đầu, trong đó nêu rõ các nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến triển khai, mô hình quản trị rủi ro, phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
- Sơ yếu lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp, bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán.
- Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân sáng lập hoặc thành viên, cổ đông dự kiến góp từ 10% số vốn điều lệ trở lên và các tài liệu chứng minh việc đáp ứng điều kiện tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam theo quy định.
- Danh sách các chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải chính thức hoạt động trong thời hạn bao lâu kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 73 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, doanh nghiệp bảo hiểm phải chính thức hoạt động trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, ngoại trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.
Đối với trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, doanh nghiệp bảo hiểm phải báo cáo bằng văn bản và được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản về việc gia hạn thời gian chính thức hoạt động. Trong trường hợp này, thời gian gia hạn tối đa là 12 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?