Cán bộ cố tình đùn đẩy, né tránh trách nhiệm có bị tạm đình chỉ công tác không?

Cán bộ cố tình đùn đẩy, né tránh trách nhiệm có bị tạm đình chỉ công tác không? Người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác có trách nhiệm như thế nào?

Cán bộ cố tình đùn đẩy, né tránh trách nhiệm có bị tạm đình chỉ công tác không?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy định 148-QĐ/TW năm 2024 quy định về căn cứ tạm đình chỉ công tác trong trường hợp cần thiết như sau:

Điều 4. Căn cứ tạm đình chỉ công tác trong trường hợp cần thiết
1. Cán bộ có hành vi vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống gây ảnh hưởng tiêu cực, bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến uy tín tổ chức, cá nhân.
2. Cán bộ cố tình trì hoãn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Cán bộ có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực thi công vụ.
4. Cán bộ đang bị xem xét, xử lý kỷ luật mà cố ý trì hoãn, trốn tránh không thực hiện yêu cầu của cấp có thẩm quyền trong quá trình xem xét, xử lý vi phạm của bản thân hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác để tác động, gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.
5. Cán bộ bị kỷ luật đảng bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức và đang trong thời gian chờ xem xét, xử lý chức vụ chính quyền mà nếu tiếp tục công tác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị.

Như vậy, cán bộ cố tình trì hoãn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao sẽ là căn cứ tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật.

Cán bộ cố tình đùn đẩy, né tránh trách nhiệm có bị tạm đình chỉ công tác không?

Cán bộ cố tình đùn đẩy, né tránh trách nhiệm có bị tạm đình chỉ công tác không? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của Đảng theo Quy định 148-QĐ/TW năm 2024 cụ thể ra sao?

Căn cứ Điều 2 Quy định 148-QĐ/TW năm 2024 quy định về nguyên tắc như sau:

Điều 2. Nguyên tắc
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ, đúng căn cứ, thẩm quyền, trách nhiệm, thời hạn, thủ tục, hồ sơ theo quy định.
2. Bảo đảm ngăn chặn kịp thời tác động tiêu cực, gây cản trở việc xem xét, xử lý vi phạm đối với cán bộ. Nghiêm cấm lợi dụng việc tạm đình chỉ công tác vì mục đích cá nhân.
3. Người đứng đầu khi đã có thông báo nghỉ hưu, thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc đang bị xem xét kỷ luật, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo thì phải báo cáo và được sự đồng ý của thường trực cấp ủy cấp trên trực tiếp (hoặc cấp ủy cấp trên trực tiếp đối với những tổ chức đảng không có thường trực cấp ủy) trước khi thực hiện thẩm quyền tạm đình chỉ công tác.

Như vậy, nguyên tắc tạm đình chỉ công tác trong cơ quan của Đảng theo Quy định 148-QĐ/TW năm 2024 cụ thể như sau:

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ, đúng căn cứ, thẩm quyền, trách nhiệm, thời hạn, thủ tục, hồ sơ theo quy định.

- Bảo đảm ngăn chặn kịp thời tác động tiêu cực, gây cản trở việc xem xét, xử lý vi phạm đối với cán bộ. Nghiêm cấm lợi dụng việc tạm đình chỉ công tác vì mục đích cá nhân.

- Người đứng đầu khi đã có thông báo nghỉ hưu, thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu, chuyển công tác hoặc đang bị xem xét kỷ luật, thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo thì phải báo cáo và được sự đồng ý của thường trực cấp ủy cấp trên trực tiếp (hoặc cấp ủy cấp trên trực tiếp đối với những tổ chức đảng không có thường trực cấp ủy) trước khi thực hiện thẩm quyền tạm đình chỉ công tác.

Người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ Điều 7 Quy định 148-QĐ/TW năm 2024 quy định trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác như sau:

Điều 7. Trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác
1. Kịp thời ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới khi có một trong những căn cứ được quy định tại Điều 4, Điều 5 của Quy định này; hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác trong trường hợp không đúng quy định hoặc khi có kết luận không vi phạm, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ.
...

Theo đó, người đứng đầu trong việc tạm đình chỉ công tác có trách nhiệm như sau:

- Kịp thời ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ cấp dưới khi có một trong những căn cứ được quy định tại Điều 4, Điều 5 Quy định 148-QĐ/TW năm 2024; hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác trong trường hợp không đúng quy định hoặc khi có kết luận không vi phạm, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ.

- Chịu trách nhiệm về việc ra quyết định tạm đình chỉ công tác, hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ công tác. Công bố quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định hủy bỏ tạm đình chỉ công tác trong cơ quan, đơn vị nơi cán bộ công tác và gửi quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định hủy bỏ tạm đình chỉ công tác đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.

- Khi hết thời hạn tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ nếu có nhiều tình tiết phức tạp cần có thời gian tiếp tục xác minh, làm rõ vi phạm của cán bộ thì báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ trước khi gia hạn tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ.

Xử lý kỷ luật đối với cán bộ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xử lý kỷ luật đối với cán bộ
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức không tính những thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ cố tình đùn đẩy, né tránh trách nhiệm có bị tạm đình chỉ công tác không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ công đoàn vi phạm là bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ công đoàn vi phạm nhưng không bị xem xét xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức độ hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ sung cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ có hành vi vi phạm từ ngày 20/9/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Cán bộ đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật mà tiếp tục vi phạm thì bị áp dụng hình thức kỷ luật như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không tính thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong công tác cán bộ, những biểu hiện nào thể hiện hành vi lợi dụng lạm dụng chức vụ quyền hạn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xử lý kỷ luật đối với cán bộ
Nguyễn Thị Hiền
473 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Xử lý kỷ luật đối với cán bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xử lý kỷ luật đối với cán bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào