Bổ sung cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ có hành vi vi phạm từ ngày 20/9/2023?
Cán bộ có hành vi vi phạm thì bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức:
Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
1. Áp dụng đối với cán bộ
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Bãi nhiệm.
...
Như vậy, công chức có các hành vi vi phạm thì bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức sau:
(1) Khiển trách
(2) Cảnh cáo
(3) Cách chức
(4) Bãi nhiệm
Bổ sung cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ có hành vi vi phạm từ ngày 20/9/2023? (Hình từ Internet)
Bổ sung cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ có hành vi vi phạm từ ngày 20/9/2023?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ:
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ được quy định như sau:
1. Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm quyền xử lý kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
2. Đối với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.
Tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
...
8. Bổ sung khoản 3 vào sau khoản 2 Điều 20 như sau:
...
3. Trường hợp không có hoặc đang chờ quyết định phê chuẩn hoặc quyết định phê duyệt kết quả bầu thì cấp có thẩm quyền bầu quyết định xử lý kỷ luật.
...
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ có hành vi vi phạm bao gồm:
- Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm quyền xử lý kỷ luật. Trừ các chức vụ do Quốc hội phê chuẩn
- Đối với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.
Ngoài ra, từ ngày 20/9/2023, bổ sung thêm 01 cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ có hành vi vi phạm là cấp có thẩm quyền bầu quyết định xử lý kỷ luật trong trường hợp không có hoặc đang chờ quyết định phê chuẩn hoặc quyết định phê duyệt kết quả bầu.
Trình tự xử lý kỷ luật cán bộ có hành vi vi phạm được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 112/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ
1. Căn cứ vào quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật. Trường hợp hết thời hiệu xử lý kỷ luật thì báo cáo cấp có thẩm quyền về việc không xem xét xử lý kỷ luật.
Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về đảng phải có văn bản đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.
Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ thì văn bản đề xuất được gửi đồng thời tới Bộ Nội vụ để thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền thì trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định này. Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 20 Nghị định này quyết định thành phần họp kiểm điểm và thành phần Hội đồng kỷ luật.
2. Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Như vậy, trình tự xử lý kỷ luật cán bộ được quy đinh như sau:
Bước 1: Cấp có thẩm quyền ban hành quyết định xử lý kỷ luật
Bước 2: Cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.
Trường hợp hết thời hiệu xử lý kỷ luật thì báo cáo cấp có thẩm quyền về việc không xem xét xử lý kỷ luật.
Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật về đảng phải có văn bản đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.
Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ thì văn bản đề xuất được gửi đồng thời tới Bộ Nội vụ để thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền thì trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ thực hiện theo quy định. Cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật theo quy định quyết định thành phần họp kiểm điểm và thành phần Hội đồng kỷ luật.
Bước 3: Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Các mức tăng lương hưu từ nay đến ngày 01/7/2025?
- Từ 1/1/2025, bài kiểm tra phục hồi điểm Giấy phép lái xe có câu điểm liệt không?
- Tăng lương hưu cán bộ công chức viên chức thêm được bao nhiêu tiền? Đã chốt tăng lương hưu 2025 của CBCC viên chức chưa?
- Đối tượng nào được khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản?