Từ 10/6/2024 Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
- Tổ chức bộ máy Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay đươc quy định như thế nào?
- Từ 10/6/2024 Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
- Tiêu chuẩn bổ nhiệm thủ trưởng cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ ngày 10/06/2024 là gì?
Tổ chức bộ máy Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay đươc quy định như thế nào?
Theo Điều 29 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 tổ chức bộ máy Cơ quan Điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm:
- Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm có các phòng Điều tra và bộ máy giúp việc.
- Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm có Ban Điều tra và bộ phận giúp việc.
Từ 10/6/2024 Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC bị miễn nhiệm trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Từ 10/6/2024 Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra VKSNDTC bị miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 18 Thông tư 01/2024/TT-VKSTC (có hiệu lực từ ngày 10/6/2024) quy định căn cứ miễn nhiệm đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra như sau:
Điều 18. Căn cứ miễn nhiệm đối với Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
Ngoài căn cứ miễn nhiệm quy định tại Điều 20 Thông tư này, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bị miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
2. Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
3. Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm; Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao;
4. Có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
5. Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác;
...
Như vậy, ngoài căn cứ miễn nhiệm quy định tại Điều 20 Thông tư 01/2024/TT-VKSTC, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao bị miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có hai năm liên tiếp được xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ;
- Bị xử lý kỷ luật chưa đến mức cách chức nhưng do yêu cầu nhiệm vụ công tác cần phải thay thế;
- Bị kỷ luật khiển trách hai lần trở lên trong cùng một nhiệm kỳ hoặc trong thời hạn bổ nhiệm; Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao;
- Có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
- Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trách nhiệm nêu gương, ảnh hưởng xấu đến uy tín của bản thân và cơ quan, đơn vị nơi đang công tác;
- Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận vi phạm tiêu chuẩn chính trị theo quy định về bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng đến mức phải miễn nhiệm;
- Các lý do miễn nhiệm khác theo quy định của Đảng và pháp luật;
- Việc xem xét miễn nhiệm đối với người đứng đầu khi cấp có thẩm quyền kết luận để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực rất nghiêm trọng.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm thủ trưởng cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ ngày 10/06/2024 là gì?
Tại Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-VKSTC quy định về tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Theo đó thì người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau thì được bổ nhiệm Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
- Điều tra viên cao cấp. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Phải được quy hoạch chức vụ bổ nhiệm nếu là nguồn nhân sự tại chỗ hoặc được quy hoạch chức vụ tương đương nếu là nguồn nhân sự từ nơi khác.
- Đối với trường hợp bổ nhiệm chức vụ cao hơn phải có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương ít nhất là 02 năm. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Có hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 01/2024/TT-VKSTC.
- Điều kiện về độ tuổi bổ nhiệm:
+ Công chức, sỹ quan được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý lần đầu hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
+ Công chức, sỹ quan được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-VKSTC.
+ Tuổi bổ nhiệm chức vụ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương được thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 và quy định của Bộ Quốc phòng.
- Có đủ sức khoẻ để hoàn thành chức trách và nhiệm vụ được giao.
- Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ; không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
- Trường hợp bị kỷ luật trong thời gian giữ chức vụ thì không bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn theo quy định của Đảng và của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?