Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản mới nhất?
- Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản?
- Đối tượng nào được thành lập nhà xuất bản?
- Thành lập nhà xuất bản cần đáp ứng các điều kiện nào?
- Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản như thế nào?
- Giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp nào?
- Cơ quan chủ quản nhà xuất bản có các nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản?
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản là mẫu số 01 được ban hành kèm theo Thông tư 23/2023/TT-BTTTT.
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản tại đây:
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được thành lập nhà xuất bản?
Tại Điều 12 Luật Xuất bản 2012 quy định về đối tượng thành lập nhà xuất bản và loại hình tổ chức nhà xuất bản như sau:
Điều 12. Đối tượng thành lập nhà xuất bản và loại hình tổ chức nhà xuất bản
1. Cơ quan, tổ chức sau đây được thành lập nhà xuất bản (sau đây gọi chung là cơ quan chủ quản nhà xuất bản):
a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.
2. Nhà xuất bản tổ chức và hoạt động theo loại hình đơn vị sự nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện do Nhà nước là chủ sở hữu.
Như vậy, đối tượng thành lập nhà xuất bản gồm các đối tượng sau đây:
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cấp tỉnh;
- Đơn vị sự nghiệp công lập ở trung ương, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ở trung ương trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và tài liệu khoa học, học thuật.
Thành lập nhà xuất bản cần đáp ứng các điều kiện nào?
Theo quy định tại Điều 13 Luật Xuất bản 2012 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 19 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 thì việc thành lập nhà xuất bản phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;
- Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật Xuất bản 2012 để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;
- Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định;
- Phù hợp với chiến lược, kế hoạch và chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động xuất bản.
Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản như thế nào?
Theo quy định tại Điều 14 Luật Xuất bản 2012 thì hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản như sau:
Bước 1. Cơ quan chủ quản nhà xuất bản lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản;
- Đề án thành lập nhà xuất bản và giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Luật Xuất bản 2012.
Bước 2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Luật Xuất bản 2012 thì giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
- Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản mà cơ quan chủ quản không ra quyết định thành lập nhà xuất bản;
- Trong thời hạn 12 tháng liên tục mà nhà xuất bản không có xuất bản phẩm nộp lưu chiểu;
- Không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Luật Xuất bản 2012 và gây hậu quả nghiêm trọng;
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật.
Cơ quan chủ quản nhà xuất bản có các nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo quy định tại Điều 16 Luật Xuất bản 2012 thì nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chủ quản nhà xuất bản như sau:
- Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 13 Luật Xuất bản 2012.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với chức danh lãnh đạo nhà xuất bản quy định tại Điều 17 Luật Xuất bản 2012 sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Định hướng kế hoạch xuất bản hằng năm của nhà xuất bản.
- Chỉ đạo việc thực hiện tôn chỉ, mục đích, phương hướng hoạt động của nhà xuất bản; giám sát nhà xuất bản thực hiện đúng giấy phép thành lập nhà xuất bản.
- Thanh tra, kiểm tra hoạt động của nhà xuất bản theo thẩm quyền.
- Chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của nhà xuất bản trong hoạt động xuất bản theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?