Mẫu giấy mời tham gia phiên hòa giải tại Tòa án mới nhất 2024?
Mẫu giấy mời tham gia phiên hòa giải tại Tòa án mới nhất 2024?
Căn cứ theo điểm h khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2020/TT-TANDTC quy định như sau:
Điều 7. Các biểu mẫu ban hành kèm theo Thông tư
1. Biểu mẫu sử dụng trong quá trình hòa giải tại Tòa án
a) Mẫu số 01-HG: Thông báo về quyền lựa chọn hòa giải và lựa chọn Hòa giải viên.
b) Mẫu số 02-HG: Thông báo lần thứ 2 về quyền lựa chọn hòa giải và lựa chọn Hòa giải viên.
c) Mẫu số 03-HG: Biên bản ghi nhận ý kiến của người khởi kiện/người yêu cầu về việc lựa chọn hòa giải, lựa chọn Hòa giải viên.
d) Mẫu số 04-HG: Thông báo về ý kiến của Hòa giải viên (Đối với trường hợp Hòa giải viên được lựa chọn không thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc).
đ) Mẫu số 05-HG: Thông báo về ý kiến của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc (Đối với trường hợp Hòa giải viên được lựa chọn không thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc).
e) Mẫu số 06-HG: Quyết định chỉ định Hòa giải viên.
g) Mẫu số 07-HG: Thông báo về việc chuyển vụ việc sang hòa giải.
h) Mẫu số 08-HG: Giấy mời tham gia phiên hòa giải.
k) Mẫu số 10-HG: Thông báo hoãn phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải.
...
Theo đó, mẫu giấy mời tham gia phiên hòa giải tại Tòa án mới nhất 2024 đang được áp dụng theo Mẫu số 08-HG ban hành kèm theo Thông tư 02/2020/TT-TANDTC.
Dưới đây là mẫu giấy mời tham gia phiên hòa giải tại Tòa án:
Tải về mẫu giấy mời tham gia phiên hòa giải tại Tòa án:
Mẫu giấy mời tham gia phiên hòa giải tại Tòa án mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Việc hòa giải tại Tòa án phải tuân theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020, việc hòa giải tại Tòa án phải tuân theo những nguyên tắc dưới đây:
- Các bên tham gia hòa giải tại Tòa án phải tự nguyện hòa giải.
- Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận, thống nhất của các bên.
- Không được ép buộc các bên thỏa thuận, thống nhất trái với ý chí của họ.
- Bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
- Nội dung thỏa thuận hòa giải, thống nhất đối thoại không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
- Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải, đối thoại phải được giữ bí mật theo quy định tại Điều 4 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020.
- Phương thức hòa giải, đối thoại được tiến hành linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm của mỗi loại vụ việc.
- Hòa giải viên tiến hành hòa giải, đối thoại độc lập và tuân theo pháp luật.
- Tiếng nói và chữ viết dùng trong hòa giải phải là tiếng Việt.
Người tham gia hòa giải, đối thoại có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này họ có thể tự bố trí hoặc đề nghị Hòa giải viên bố trí phiên dịch cho mình.
Người tham gia hòa giải là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại và họ cũng được coi là người phiên dịch.
- Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em trong hòa giải tại Tòa án.
Hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải ngoài trụ sở Tòa án không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định như sau:
Điều 22. Phương thức hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Hòa giải, đối thoại có thể được tiến hành trong một hoặc nhiều phiên.
2. Việc hòa giải, đối thoại được tiến hành tại trụ sở Tòa án hoặc có thể ngoài trụ sở Tòa án theo lựa chọn của các bên.
3. Phiên hòa giải, đối thoại có thể dược thực hiện bằng hình thức trực tiếp hoặc hình thức phù hợp khác theo đề nghị của các bên.
4. Hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải, đối thoại có mặt các bên hoặc gặp riêng từng bên; yêu cầu mỗi bên trình bày ý kiến của mình về các vấn đề của vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; đề xuất phương án, giải pháp hòa giải, đối thoại.
Trường hợp một trong các bên có người đại diện, người phiên dịch thì Hòa giải viên phải mời họ cùng tham gia hòa giải, đối thoại.
Theo quy định trên, hòa giải viên có thể tiến hành hòa giải ngoài trụ sở Tòa án nếu các bên đã thống nhất về việc lựa chọn tiến hành hòa giải ngoài trụ sở Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?