Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm chuẩn pháp lý 2024?
Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm chuẩn pháp lý 2024?
Tại Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân có quyền được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm. Do đó khi cá nhân bị xúc phạm danh dự nhân phẩm có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền.
Anh/chị có thể tham khảo mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm dưới đây:
Xem chi tiết mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm tại đây.
Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm chuẩn pháp lý 2024? (Hình từ Internet)
Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác bị phạt bao nhiêu?
Tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
...
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và điểm i khoản 4 Điều này;
c) Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, các điểm d và đ khoản 5 Điều này trừ trường hợp nạn nhân có đơn không yêu cầu;
...
Tại Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình như sau:
Điều 54. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này.
Tại điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ như sau:
Điều 21. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
...
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;
b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;
c) Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
....
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Như vậy, người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
- Trường hợp xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác mà không phải người thi hành công vụ hoặc thành viên gia đình thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm và buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự nhân phẩm.
- Trường hợp xúc phạm danh dự nhân phẩm của thành viên trong gia đình sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.
- Trường hợp xúc phạm danh dự nhân phẩm người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và buộc phải xin lỗi công khai.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên được áp dụng đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác là bao lâu?
Tại Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính của
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, thời hiệu xử phạt hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?